Thứ sáu, 26/04/2024 09:42 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 30/3/2019

MTĐT -  Thứ bảy, 30/03/2019 09:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 30/3/2019. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 30/3/2019.

Lạng Sơn: Giông lốc bất ngờ làm 384 ngôi nhà bị tốc mái

Trao đổi với Dân Việt, ông Bùi Hoàng Nam - Chủ tịch UBND huyện Bình Gia cho biết: Sáng 29/3, trên địa bàn 4 xã của huyện Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn) xảy ra giông lốc bất ngờ, làm tốc mái nhiều nhà dân. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay có 4 xã trên địa bàn huyện Bình Gia bị thiệt hại gồm: Thiện Thuật, Thiện Hòa, Thiện Long và Hòa Bình.

"Giông lốc chỉ thổi bay 1 số tấm lợp chứ không phải toàn bộ mái nhà dân. Cơn giông lốc thổi qua gây ảnh hưởng trong phạm vi rộng nhưng mức độ không quá nghiêm trọng", ông Nam cho biết.

Cơn lốc thổi qua các địa phương chỉ trong vòng 30 phút nhưng đã khiến 384 hộ dân tại 4 xã trên bị ảnh hưởng. Rất may không có thương vong về người. Mức độ thiệt hại về nhà cửa ở mức nhẹ, một vài tấm lợp mái nhà của người dân bị thổi bay.

Riêng tại xã Thiện Thuật, gió lốc khiến 89 hộ bị thiệt hại nặng, nhiều mái nhà bị tốc, tài sản bị hư hỏng, 2 cột điện bị đổ,... Mưa đá xuất hiện nhưng nhỏ nên không gây thiệt hại lớn cho hoa màu.

Nhiều điểm tập kết rác gây ô nhiễm

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội tồn tại nhiều điểm tập kết rác không đúng chỗ, gây ô nhiễm môi trường, tác động đến sức khỏe người dân.

Đó là những điểm tập kết rác trong các ngõ, ngách nhỏ tại khu tập thể, khu đông dân hoặc tại các ngã ba đường như tại khu tập thể Thông tấn xã ở phố Bùi Ngọc Dương (quận Hai Bà Trưng); điểm giao cắt ngõ 76 với phố An Dương, phường Yên Phụ (quận Tây Hồ); cửa khẩu phố Cầu Đất (quận Hoàn Kiếm)...

Vì được đặt tại các vị trí không hợp lý, tại nơi có lưu lượng người, xe qua lại đông, nên các điểm tập kết rác này không chỉ gây ô nhiễm tới nhiều người, mà còn gây mất an toàn giao thông. Những khi trời mưa, nước từ các xe thu gom rác theo nước mưa chảy xuống đường, bốc mùi nồng nặc.

New York sẽ trở thành bang thứ 2 tại Mỹ cấm túi nilon

Các nghị sĩ bang New York chuẩn bị thông qua luật cấm sử dụng túi nhựa dùng một lần, qua đó đưa bang có dân số đông thứ 3 nước Mỹ trở thành bang thứ 2 áp dụng luật cấm này.

Theo đó, túi nhựa dùng một lần sẽ bị cấm sử dụng trên toàn bang với mục đích buộc người tiêu dùng phải chuyển đổi thói quen sử dụng túi nilon sang dùng các loại túi có thể tái sử dụng.

Hiện các nghị sĩ đang thảo luận về đề xuất cho phép các hạt hoặc các chính quyền địa phương thu thêm phí 5 xu cho việc cung cấp túi giấy thay thế.

Trong thông báo đưa ra sáng 29/3 (giờ Việt Nam), Thống đốc Cuomo khẳng định kế hoạch cấm sử dụng túi nhựa là một mũi tên trúng nhiều đích giúp bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì thế hệ người dân New York trong tương lai.

Chất lượng không khí Hà Nội có chiều hướng đi xuống

Những ngày qua, vào buổi sáng Hà Nội như được bao bọc bởi sương mù. Nhưng thực chất, trời mù mịt là do ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Theo các chuyên gia, không khí Hà Nội luôn ở mức đáng báo động trong nhiều ngày qua là do thời tiết sương mù, khói bụi từ phương tiện giao thông, bụi xây dựng, chất ô nhiễm bị lưu giữ ở tầng thấp, khiến các trạm quan trắc lúc nào cũng ở mức báo động màu cam đến màu đỏ (mức kém và xấu)…

Theo trang aqivn.org, chỉ số chất lượng không khí trung bình (PM 2.5 AQI) tại Hà Nội vào buổi sáng những ngày qua đang ở mức rất xấu. Trong ngày 27/3, chất lượng không khí có lúc còn ở mức nguy hại cho sức khỏe.

Còn theo số liệu quan trắc trực tiếp của Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) vào thời điểm 15h ngày 28/3 cho thấy toàn bộ khu vực nội thành Hà Nội, từ đường Vành đai III hất vào, đều ở mức độ báo động màu cam.

“Đây là mức độ không khí có chất lượng kém, người già, trẻ em và những người mắc bệnh hô hấp (nhóm nhạy cảm) cần hạn chế ra ngoài” – Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cảnh báo.

Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho biết: Chỉ số ô nhiễm bụi PM 2.5 lên cao như vậy là một điều rất đáng ngại. Bụi PM­ 2.5 là các hạt bụi có kích thước bằng khoảng 1/30 sợi tóc con người. PM 2.5 có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên nhiều căn bệnh chết người như bệnh về hô hấp, ung thư, tim mạch. Cơ quan bảo vệ môi sinh Mỹ nhận định, bụi PM 2.5 chứa nhiều hạt kim loại có khả năng gây ung thư và đột biến gene. Trong khi đó, các khẩu trang thông thường không thể ngăn loại bụi này.

Để phòng tránh những tác hại xấu đến sức khỏe mà bụi mịn mang đến, những người mắc các căn bệnh mạn tính cần hạn chế ra đường. Nếu phải lưu thông trên đường, người dân nên trang bị các phương tiện bảo vệ như khẩu trang, kính... Chọn thời điểm ít phương tiện lưu thông khi ra đường, không nên để trẻ em ra đường vào những khung giờ cao điểm.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 30/3/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.