Thứ sáu, 26/04/2024 13:41 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 8/7/2020

MTĐT -  Thứ tư, 08/07/2020 06:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 8/7/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 8/7/2020.

"Nín thở" với nhà máy chế biến bột cá

Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân sống cạnh nhà máy chế biến bột cá làm thức ăn gia súc của Cty Cổ phần chế biến nông lâm thủy sản Sông Ngân (CTSN) tại cụm công nghiệp (CCN) Nam Dương (thuộc P. Điện Dương và Điện Nam Đông, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) phải "nín thở" vì không khí bị ô nhiễm nặng.

ột người dân tại khối phố Hà My Tây, P. Điện Dương cho biết:  gần 10 năm nay, khi nhà máy đi vào hoạt động tại CCN Nam Dương thì đời sống tại địa phương gần như bị đảo lộn bởi mùi hôi phát ra từ đây. Hàng ngày, tầm từ 11 giờ trưa đến chiều, khi có gió là mùi hôi thối từ nhà máy này lan tỏa cả khu vực, không ai chịu nổi. Để đối phó, người dân phải đóng kín các cửa nhưng vẫn không thể ngăn nổi mùi hôi, đành chịu cảnh sống chung với ô nhiễm.

Theo tìm hiểu, không chỉ người dân tại P. Điện Dương bị ảnh hưởng bởi mùi hôi phát ra từ nhà máy chế biến thức ăn gia súc của CTSN mà các địa phương lân cận, như  P. Điện Nam Đông, xã Cẩm Hà (TP Hội An) cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ông Nguyễn Vĩ, trú P. Điện Dương nói: Giờ ăn cơm giống như cực hình, mọi sinh hoạt của nhiều gia đình đều bị đảo lộn do mùi hôi, nhiều lúc phải nín thở... Anh Ngô Xuân Trường, sống tại xã Cẩm Hà bức xúc: Nhà máy đóng ở Điện Dương nhưng người Hội An chúng tôi cũng bị ảnh hưởng. Nhiều gia đình có trẻ nhỏ phải "di dời" đi nơi khác. Bất kỳ cuộc họp nào diễn ra tại địa phương, người dân cũng kiến nghị, di dời nhà máy hoặc buộc CTSN phải có biện pháp khắc phục sự cố song nhiều năm qua nhà máy vẫn hoạt động bình thường và tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn...

Trước thực trạng trên, chính quyền địa phương đã tổ chức nhiều đoàn đến kiểm tra, xử lý song vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để. Ông Mai Thanh Hùng- Phó chủ tịch UBND xã Cẩm Hà (TP Hội An), trao đổi: UBND xã Cẩm Hà nhiều lần gửi văn bản kiến nghị đến UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị có biện pháp xử lý việc ô nhiễm tại nhà máy chế biến bột cá của CTSN. Tuy nhiên, sau nhiều năm tình trạng ô nhiễm vẫn còn tồn tại. Người dân địa phương bức xúc vì ngày nào cũng phải đối diện với mùi hôi nhưng kết quả quan trắc của Sở TN- MT Quảng Nam lại có kết quả là các thông số đều nằm trong mức cho phép. Còn theo ông Đinh Phúc Nam- Phó chủ tịch UBND P. Điện Dương, chính quyền P. Điện Dương đã có kết hợp với Phòng TN- MT kiểm tra tại nhà máy nói trên. Việc ô nhiễm không khí được xác định là do CTSN sấy cá, tạo ra mùi hôi.

Vẫn còn hiện tượng xả thải, đổ trộm chất thải, bức tử môi trường

Đó là những kiến nghị của cử tri được gửi tới nghị trường HĐND TP Hà Nội sáng 6/7.

Theo đó, cử tri Hà Nội cho biết, tình trạng ô nhiễm môi trường, xả thải chưa qua xử lý vẫn diễn ra ở nhiều đô thị, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh; lượng rác thải sinh hoạt, nhất là các chất thải ra trong các khu dân cư còn nhiều.

Việc thu gom, xử lý rác, chất thải rắn còn nhiều khó khăn, bất cập. Đặc biệt, vẫn còn hiện tượng xả thải, đổ trộm chất thải, hóa chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước, như vụ đổ trộm hóa chất xuống sông Hồng trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội trong tháng 3/2020.

Cử tri và nhân dân bất bình, lên án cán bộ ở một số địa phương lợi dụng việc đấu thầu, mua sắm thiết bị y tế để trục lợi, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước như vụ việc một số cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) cấu kết với các đơn vị liên quan vi phạm quy định về đấu thầu mua sắm máy xét nghiệm Covid-19; một số vụ việc mua sắm thiết bị y tế có dấu hiệu vi phạm tại các địa phương như Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Nam, Thái Bình ...

Cử tri và nhân dân đề nghị các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ trách nhiệm của những cán bộ có liên quan, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, cử tri và nhân dân còn lo lắng về an toàn thực phẩm và chất lượng không đảm bảo của một số loại thuốc chữa bệnh.

Đặc biệt, thời gian qua dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thế, nhiều người lao động bị mất việc làm, làm việc luân phiên, không có lương hoặc thu nhập rất thấp, nhất là trong các ngành dệt may, dịch vụ, du lịch, vận tải, giáo viên ngoài công lập...

Mặc dù cơ quan chức năng đã cố gắng giải quyết các chính sách trợ cấp cho người lao động nhưng đời sống của nhiều người lao động vẫn rất khó khăn, nhất là những người bị mất việc làm.

Mưa lũ gây thiệt hại lớn tại Hà Giang

Do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió lên đến mực 5.000m trên địa bàn các huyện Quang Bình, Xín Mần, Vị Xuyên tỉnh Hà Giang đã có mưa to và rất to. Mưa lớn kéo dài đã khiến cho nước tại các sông, suối ở các huyện trên lên nhanh gây sạt lở, ngập úng nặng.

Tính đến 10h ngày 6/7, theo thống kê của Ban chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh Hà Giang mưa lũ gây thiệt hại cho 66 ngôi nhà, hàng chục ha diện tích hoa màu bị ngập úng, nhiều gia súc, gia cầm của người dân bị cuốn trôi và 3 người bị thương nhẹ do nhà sập tại thôn Nậm Sái, xã Nà Chì (Xín Mần).

Ngoài ra, mưa lớn còn gây sạt lở tại nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã và liên thôn của huyện Xín Mần. Trong đó, tuyến Tỉnh lộ 178, đường Xín Mần đi Quang Bình đoạn Đèo Gió bị sạt lở ta luy dương 27 điểm với khối lượng trên 3.150 m3 đất đá, khiến con đường bị ách tắc và phải đến 16h ngày 5/7 mới thông đường cho xe máy đi lại được còn ô tô thì phải đến sáng 6/7 mới di lại được. Bên cạnh đó, nước lũ lên cao khiến cho nhiều cầu treo tại huyện Xín Mần và huyện Quang Bình bị cuốn trôi hoàn toàn, khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

Theo ước tính sơ bộ từ Văn phòng Ban chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh Hà Giang thiệt hại từ trận mưa bão này khoảng 22 tỷ, trong đó riêng huyện Xín Mần là 20 tỷ.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 8/7/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.