Thứ sáu, 26/04/2024 12:48 (GMT+7)

Nghĩ về thiết kế và thực hành kiến trúc xanh ở Việt Nam

MTĐT -  Thứ hai, 29/08/2022 08:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Công trình xanh ở Việt Nam sẽ góp phần nâng cao nhận thức một cách gián tiếp và trực tiếp cho cả 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, để chấm dứt nạn đói, bảo vệ trái đất, và đảm bảo sự phồn vinh cho tất cả mọi người.

Sự “tiến hóa” của kiến trúc công trình theo thời gian

Lịch sử kiến trúc nhìn nhận ở khía cạnh sử dụng vật liệu có thể phân làm 5 thời kỳ:

- Dựa hoàn toàn vào hang động tự nhiên

- Sử dụng nguyên liệu thuần tự nhiên để dựng xây công trình

- Vật liệu nung (gạch đá, kính) thay thế dần vật liệu thuần tự nhiên

- Kỷ nguyên của kim loại trong xây dựng, năng lượng trong sử dụng

- Thời đại của kiến trúc công nghệ thông minh

Có thể thấy từ thời kỳ tiền sử, bắt đầu từ việc sống trong các hang động tự nhiên, con người đã biết sử dụng cành cây, lá, đất, đá... (tạm gọi là nguyên liệu thuần thiên nhiên) để tạo dựng lên những nếp nhà - kiến trúc sơ khởi. Dấu vết giờ vẫn hiện hữu ở những bộ lạc giữ lối sống nguyên thủy, cách biệt với nền văn minh trên thế giới; kể cả ở nhiều dân tộc ít người vẫn gìn giữ lối sống văn hóa từ hàng trăm, hàng nghìn năm nay - mà ở Việt Nam không phải là ngoại lệ ở vùng các vùng núi phía Bắc, miền Trung hay Tây Nguyên.

Sử dụng lửa là một trong những phát minh có ý nghĩa nhất trong lịch sử loài người. Trên bình diện kiến trúc, con người đã sử dụng lửa để từng bước tạo nên những vật liệu mới từ việc nung các nguyên liệu tự nhiên (gạch, ngói, kính...) và sử dụng trong xây dựng công trình. Từ đây, tỷ lệ vật liệu thuần tự nhiên dần suy giảm; mức độ da dạng của vật liệu trong kiến trúc cũng ngày càng tăng lên. Kéo theo đó là việc khai thác và chuyển hóa nguyên liệu tự nhiên trong kiến trúc xây dựng bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất dẫn đến làn sóng đô thị hóa trên thế giới.

Thế giới chính thức bước vào kỷ nguyên mới với đầu máy hơi nước của James Watt được sản xuất hàng loạt năm 1765. Và không lâu sau đó vào năm 1795, nhà máy của William Strutt ở Derby (Anh) đã dùng kim loại bọc các cột gỗ để giảm nguy cơ hỏa hoạn trong các nhà máy mới. Năm 1797, nhà máy Ditherington Flax Mill ở Shrewsbury (Anh) của KTS Charles Bage là công trình đầu tiên hoàn toàn xây dựng bằng khung thép, và giờ đây được biết đến với biệt danh “Ông nội của nhà chọc trời”.

Gần nửa thế kỷ sau (1849) bê tông cốt thép được phát minh bởi Joseph Monier (Pháp). Từ đây, những hạn chế về kỹ thuật của quá khứ đã được giải quyết. Một cuộc cách mạng về lịch sử kiến trúc - xây dựng cũng bắt đầu cùng với các xu hướng thiết kế hoàn toàn mới… Cùng lúc ấy cuộc cách mạng về đô thị diễn ra. Thế giới bước vào giai đoạn khai thác tài nguyên mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng năng lượng của con người ngày một lớn cho đến hôm nay.

Kiến trúc đã và đang hướng đến việc thỏa mãn điều kiện sống tối ưu và nhu cầu dường như không có giới hạn của con người trong những công trình ngày một hiện đại hơn. Nhưng chúng ta cũng đã nhận ra “thiên nhiên đang giận dữ” và phản ứng chính là sự biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng... Đã có những vùng đất, lãnh thổ con người không thể tồn tại. Trào lưu kiến trúc sinh thái, kiến trúc tiết kiệm năng lượng, kiến trúc thông minh... đã và đang dần đi vào thực tiễn. Từ kiến trúc phỏng theo tự nhiên, hay chắt lọc kinh nghiệm bản địa, đến bao phủ lớp vỏ công trình bằng cây xanh.

Những thí nghiệm công trình tạo ra năng lượng đã xuất hiện cùng với ứng dụng công nghệ cảm biến gắn với các cấu trúc che chắn - thay “iổi tùy biến theo môi trường, hay những kiến trúc ứng dụng công nghệ 5D. Sáng tạo và thực hành kiến trúc trên thế giới đã bước dầu tìm đến lời giải cho bài toán “phát triển bền vững” bằng tư duy của thời đại cách mạng công nghệ 4.0.

Từ “hang động đến công nghệ”, từ dựa vào thiên nhiên, mong muốn chế ngự rồi tìm cách dung hòa... Kiến trúc nhìn từ khía cạnh vật liệu xây dựng là sự phát triển tất yếu của việc sáng tạo ra những vật liệu mới, đa dạng hóa, linh hoạt ứng dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại.

Cũng trong tiến trình phát triển, ngoài khía cạnh vật liệu, thiết kế kiến trúc cũng có sự phát triển mang tính liên kết ngày một khăng khít giữa bốn nội dung cơ bản: công năng, kết cấu, thẩm mỹ và vật lý kiến trúc. Hai lĩnh vực kết cấu và vật lý kiến trúc có mang tính định lượng kỹ thuật, việc tạo lập không gian chức năng và thẩm mỹ có thiên hướng xã hội và nghệ thuật; cho dù trong đó cũng chứa đựng ít nhiều những nội hàm kỹ thuật. Ở giai đoạn hậu hiện đại ngày nay, lĩnh vực môi trường được tích hợp vào nghiên cứu công trình - trong một nỗ lực chung với nhiều ngành khác ứng phó, và giảm thiểu tác động đến tự nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra gay gắt.

Yêu cầu của kiến trúc tương lai hướng tới phát triển bền vững có tư tưởng, và những quan điểm mới... nhưng điểm chung là tính “kỹ thuật môi trường”, biểu hiện bởi các thông số, chỉ số công trình trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành; Nhằm giảm thiểu các tác động xấu và có thể tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường của chúng ta. Nó bảo tổn tài nguyên thiên nhiên quý giá và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đó là kiến trúc xanh - thuật ngữ có thể gọi chung cho các trào lưu kiến trúc kỹ thuật hiện nay.

Trong xu thế đó, những yếu tố bản địa trong nghiên cứu thiết kế hàm chứa trong lối sống - văn hóa, thiên nhiên, vật liệu, hay kinh nghiệm xây dựng thích ứng với môi trường trao truyền trong lịch sử… cũng đang được nhìn nhận như một khía cạnh cần nghiêm túc xem xét trong thiết kế kiến trúc.

Như vậy, thiết kế kiến trúc xanh đương đại và có lẽ là xung hướng của tương lai là sự tích hợp của: công năng, thẩm mỹ, kết cấu, vật liệu, vật lý kiến trúc, việc giảm thiểu tác động môi trường, tính bản địa và công nghệ thông tin - điều khiển học. Vai trò của thiết kế và thực hành kiến trúc xanh hiện tại và tương lai không xa là sự tích hợp sâu của nhiều ngành, lĩnh vực...

Nghĩ về thiết kế và thực hành kiến trúc xanh ở Việt Nam
Nhà máy BOHO Décor đã chính thức trở thành Nhà máy Nội thất đầu tiên tại Việt Nam đạt được chứng nhận LEED GOLD của Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC).

Một số vấn đề cần đặt ra trong thực hành kiến trúc xanh ở Việt Nam

Ở Việt Nam chưa có sự thống nhất về khái niệm “kiến trúc xanh” giữa nghiên cứu, thực hành và quy định pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên, trong thời đại quốc tế hóa, hội nhập, trào lưu và thuật ngữ “kiến trúc xanh” vẫn được giới kiến trúc thừa nhận rộng rãi bên cạnh thuật ngữ “công trình xanh”, “công trình có kiến trúc xanh”, bên cạnh khái niệm “công trình sử dụng năng lượng hiệu quả” được pháp luật quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2015/BXD do Bộ Xây dựng ban hành.

Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (USGBC) định nghĩa: Công trình xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường. ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

Hội đồng Công trình xanh thế giới (WGBC) định nghĩa: Công trình “xanh” là công trình trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành giảm thiểu các tác động xấu và có thể tạo ra những tác động tích cực đổi với khí hậu và môi trường của chúng ta thông qua: Sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và các tài nguyên khác; Sử dụng năng lượng thay thể; Có giải pháp hạn chế ô nhiễm, phế thải và tái chế, tái sử dụng; Đảm bảo chất lượng không khí của môi trường bên trong công trình; Sử dụng vật liệu không độc hại, có trách nhiệm và bền vững: Tính đến yếu tố môi trường trong thiết kế, thi công và vận hành; Tính đến chất lượng cuộc sống trong thiết kế, thi công và vận hành; Thiết kế đảm bảo phù hợp với biến đổi của môi trường. Công trình “xanh” góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC) định nghĩa: Công trình xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên thông qua: Sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả; Bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động; Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường.

Có thể hiểu đơn giản: Công trình/Kiến trúc xanh là kiến trúc thân thiện với môi trường, hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong suốt “đời sống” của công trình: từ thiết kế, xây dựng. điều hành, bảo trì, cải tạo cho đến thảo dỡ.

Hay là, công trình kiến trúc được tạo dựng nên bởi những vật liệu thân thiện với môi trường, hài hòa, không phá võ cảnh quan xung quanh, gắn bó con người với thiên nhiên, không làm ô nhiễm môi trường sống và tiết kiệm tối đa các nguồn năng lượng...

Công trình xanh ở Việt Nam sẽ góp phần nâng cao nhận thức một cách gián tiếp và trực tiếp cho cả 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, để chấm dứt nạn đói, bào vệ trái đất, và đảm bảo sự phồn vinh cho tất cả mọi người.

Công trình xanh đóng góp trực tiếp vào 5 mục tiêu:

Năng lượng sạch và rẻ: Các công trình xây dựng vốn đã sử dụng tới 40% lượng năng lượng trên toàn cầu. Các thiết kế và phát triển các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ, kết hợp cùng việc sử dụng năng lượng ánh sáng hiệu quả sẽ làm giảm thiểu tối đa lượng năng lượng sử dụng trong công trình.

Hơn nữa, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường cũng sẽ làm giảm lượng năng lượng tiêu thụ trong quá trình xây dựng. Công trình xanh cũng khuyến khích việc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế như pin mặt trời, pin gió và tam phát - CCHP (Tam phát, còn được gọi là "CCHP", đề cập đến việc phát đồng thời điện năng, sưởi ấm hữu ích và làm mát hữu ích từ cùng một nguồn nhiệt ban đầu như nhiên liệu hoặc năng lượng mặt trời.)

Cộng đồng và thành phố bền vững: Mục tiêu này tập trung vào tổng thể thành phố, bao gồm các dịch vụ nhà ở và an ninh giá rẻ, hệ thống giao thông hiệu quả, phòng trừ bệnh dịch, thay đổi khi hậu và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường thành phố.

Công trình xanh tuy chỉ mang lại các giải pháp trên nền tảng các địa điểm gần nhau nhưng các giải pháp này rất thiết yếu cho việc phát triển cộng đồng và thành phố bền vững. Công trình xanh cũng khuyến khích phát triển các địa điểm xung quanh phương tiện giao thông và công cộng, đồng thời quản lý chặt chẽ hơn để hạn chế ô nhiễm, lãng phí nguồn nước và không khi.

Và trên hết, công trình xanh cũng sẽ tập trung vào các công nghệ hỗ trợ phát triển thành phố xanh và thân thiện hơn với môi trường sống.

Hành động khí hậu: Việt Nam hiện đang đứng thứ 5 trong danh sách những quốc gia nhạy cảm nhất với sự thay đổi khí hậu. Việc giảm thiểu tổn thất và tăng khả năng ứng phó với thay đổi khí hậu là một điểm trọng yếu của công trình xanh. Những hành động có liên quan tới giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, đo lường ứng phó với lữ lụt và giảm thoát khí ga nhà kính.

Những đóng góp gián tiếp của xông trình xanh: Công trình xanh đã đóng góp theo nhiều cách cho sự phát triển nhận thức về Mục tiêu phát triển bền vững. Những đóng góp này bao gồm giảm thiểu tiêu thụ, tăng tần suất tái chế, sử dụng và tái sử dụng nguồn nước bền vững, nâng cao chất lượng an ninh và chất lượng công trình, giảm thiểu ảnh hưởng của công trình xây dựng tới môi trường tự nhiên.

Thị trường xây dựng trong nước vẫn chưa có sự nhận thức đầy đủ về công trình/kiến trúc xanh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số ngộ nhận thường gặp:

1. Công trình/Kiến trúc xanh cần vốn đầu tư lớn

Nhà phát triển thường ngại đầu tư vào công trình xanh vì suy nghĩ chỉ phí xây dựng ban đầu lớn, thường cao hơn khoảng 2% so với công trình thông thường. Tình trạng như vậy xảy ra khi dự án không áp dụng các giải pháp xanh ngay từ những giai đoạn đầu tiên hoặc lựa chọn những giải pháp phức tạp. không hữu ích hoặc có thời gian hoàn vốn dài.

Áp dụng các giải pháp xanh ngay từ khi bắt đầu giai đoạn thiết kế sẽ không làm tăng hoặc thậm chí có thể giảm chỉ phí đầu tư. Các giải pháp phức tạp và không cần thiết. Không phải tất cả các giải pháp xanh đều có thể giúp giảm thiểu chỉ phí cho các tiện ích công trình. Nhiều giải pháp xanh có chỉ phí cao nhưng lại có thời gian hoàn vốn dài. Giải pháp xanh có hiệu quả sẽ giúp hoàn vốn đầu tư trong khoảng 2-5 năm.

Các biện pháp phức tạp. Biện pháp càng phức tạp thì càng tốn kém. Trên thực tế, vẫn có những biện pháp vừa đơn giản lại vừa giúp tiết kiệm chỉ phí thực hiện. Ví dụ như tỷ số diện tích cửa sổ - tường thấp sẽ làm giảm chỉ phí vỏ công trình, đặc biệt là chỉ phí lắp đặt vách kính (thường đắt hơn nhiều so với tường không trong suốt). Giảm diện tích cửa kính cũng giúp giảm sự thâm nhập của nhiệt và bức xạ mặt trời.

2. Công trình/Kiến trúc xanh chỉ phù hợp với dự án lớn

Phần lớn công trình xanh được chứng nhận điều là những công trình cao cấp. Điều đó gây ra hiểu lầm rằng chỉ những dự án lớn, phức tạp và có vốn đầu tư lớn mới có thể đạt chứng nhận công trình xanh.

Trên thực tế có những hệ thống đánh giá có thể áp dụng cho nhiều loại hình công trình. LOTUS của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) là một ví dụ điển hình. Đây là hệ thống chứng nhận, công cụ quyết định có tính ứng dụng rộng rãi và có thể dùng cho các loại hình dự án đa dạng. áp dụng cho những dự án lớn, và cả những dự án quy mô nhỏ.

3. Nhận thức về công trình/Kiến trúc xanh

Công trình xanh không chỉ góp phần giảm lượng phát thải khí nhà kính, mang lại hiệu quả kinh tế và sử dụng năng lượng mà còn góp phần cải thiện môi trường và sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, chính những ngộ nhận nêu trên đã vô tình gây nên thái độ tiếp nhận còn e dè. Để xóa bỏ những ngộ nhận đó, điều quan trọng nhất là nâng cao nhận thức của cộng đồng, qua đó đẩy mạnh và phát triển hơn nữa ngành xây dựng nói chung và công trình xanh nói riêng.

Các hoạt động phát triển và chứng nhận công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng đã thực hiện ở Việt Nam từ hơn 15 năm qua. Có khoảng 155 công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng tại Việt Nam đã được các tổ chức trong nước và quốc tế chứng nhận theo các tiêu chí, tiêu chuẩn LEED (Hoa Kỳ), Green Mark (Singapore), EDGE (IFC, WB), Lotus (VGBC).

Số liệu này là rất nhỏ so với tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay.

Theo TS Nguyễn Trung Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ KHCN&MT (Bộ Xây dựng) cố vấn cao cấp dự án Nâng cao hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng tại Việt Nam (EECB, do UNDP và GEF), về chính sách phát triển kiến trúc xanh tại Việt Nam cần quan tâm 6 vấn đề:

- Hoàn thiện các quy định cùa pháp luật;

- Phát triển hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn;

- Thiết lập định mức năng lượng sử dụng trong các công trình xây dựng;

- Hình thành hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn chứng nhận công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng;

- Xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển;

- Tuyên truyền, đào tạo và tập huấn nâng cao nhận thức năng lực.

Ở góc độ đào tạo, nghiên cứu và hoạt động xã hội nghề nghiệp kiến nghị:

Kiến trúc xanh cần trở thành môn học, ngành học bắt buộc bậc đại học ở Việt Nam. Vai trò của KTS tương lai có lẽ không thay đổi ở vị trí “nhạc trưởng” nhưng đòi hỏi sự xuất hiện và tham gia của nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin - tự động hóa.

Phát triển lĩnh vực quan trắc đánh giá môi trường kiến trúc thông qua việc hình thành các đơn vị đánh giá chuyên nghiệp (bên thứ ba) cho công trình xanh, bền vững và kiểm soát sau chứng nhận đối với công trình.

Nghiên cứu hình thành chứng chỉ hành nghề đặc biệt - như một xác nhận ưu đãi cao cấp đối với các kiến trúc sư, kỹ sư có đam mê và trách nhiệm khi theo đuổi kiến trúc xanh.

Trong việc hoàn thiện chính sách pháp luật về kiến trúc, cần quy định rõ các loại công trình nhất thiết phải đảm bảo yêu cầu kiến trúc xanh... và các các công sở nhà nước phải là loại hình tiên phong trong xu thế này.

Đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu - phát triển lĩnh vực nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng vật liệu tái chế, vật liệu không nung, vật liệu địa phương trong xây dựng.

Theo tapchixaydung.vn

Bạn đang đọc bài viết Nghĩ về thiết kế và thực hành kiến trúc xanh ở Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.