Thứ bảy, 27/04/2024 17:44 (GMT+7)

Nữ công nhân môi trường: Có những gian nan ít người thấu hiểu

MTĐT -  Thứ năm, 25/01/2024 17:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Ai cũng muốn chọn nghề đẹp đẽ, thì ai làm công việc này”, đó là lời tâm sự của nữ công nhân vệ sinh môi trường đầy nỗ lực và kiên trì Hà Thị Nga, sinh năm 1976 (Công ty Cổ phần Quản lý công trình đô thị Bắc Giang).

Chính sự tận tâm và phấn đấu không ngừng trong quá trình thực hiện nghĩa vụ “làm đẹp cho phố phường” đã giúp chị trở thành một trong những người được tôn vinh tại Lễ trao giải “Cây Chổi vàng” lần thứ 4 năm 2023.

Vào năm 1994, khi chị Nga mới chỉ là một thiếu nữ ở tuổi đôi mươi, gia đình chị gặp khó khăn nên chị buộc phải thôi học và đi xin việc để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Vốn đang ở độ tuổi trẻ trung, nhiều sức sống nên trong khoảng thời gian đầu làm nghề, chị cảm thấy ngại ngần lắm.

Nữ công nhân môi trường: Có những gian nan ít người thấu hiểu- Ảnh 1.
Chị Nga đã gắn bó với công việc này được 30 năm

"Nghề này thì không ai thích cả, vất vả, nặng nhọc lại dãi dầu nắng mưa từ ngày tới đêm", chị đã nghĩ như vậy. Thậm chí, cả những ngày có mưa bão, công việc của người công nhân ấy cũng chưa bao giờ ngừng cả. Bên cạnh đó, vì tính chất công việc nên chị chưa từng được cùng gia đình đón giao thừa. Mỗi lần nghĩ đến đấy là chị lại thấy tủi thân vô cùng.

Nữ công nhân môi trường: Có những gian nan ít người thấu hiểu- Ảnh 2.
Hiện chị Nga là Tổ trưởng Tổ sản xuất số 4 của Công ty Cổ phần Quản lý công trình đô thị Bắc Giang

Nhưng đó chưa phải là tất cả những khó khăn mà chị đã phải nếm trải. Có thể nói, trong suốt 30 năm làm nghề vệ sinh môi trường, điều khiến cho chị đau lòng nhất đó là không được mọi người công nhận công việc này là một nghề cần thiết và được tôn trọng. Một số người vẫn chưa nhận thức được sự quan trọng của công việc vệ sinh và bảo vệ môi trường. Họ tỏ thái độ coi thường, nói những lời gây tổn thương tới chị và các đồng nghiệp khác. Và đôi khi, chị và đồng nghiệp gặp phải những tình huống thật trớ trêu.

Nữ công nhân môi trường: Có những gian nan ít người thấu hiểu- Ảnh 3.
Công việc vất vả, nhưng chị và đồng nghiệp luôn tận tụy và tìm thấy niềm vui trong nghề của mình

"Những người đổ rác thì không biết tên chúng tôi. "Cho tôi đổ rác" cũng thành cái câu gọi, nhưng nhiều người chỉ gọi "rác ơi, rác ơi" ấy. Thôi thì công việc là như vậy, gặp nhiều người mà mỗi người người một tính, một thái độ khác nhau. Tôi lại nghĩ, tất cả là vì công việc và cuộc sống của mình nên tôi gạt sang một bên hết", chị bồi hồi kể lại.

Công việc vốn nặng nhọc, lại phải đối mặt với những lời chỉ trích "chẳng biết từ đâu tới" có đôi lúc đã vắt kiệt sức sống của chị. Nhưng may mắn thay, chị đã kiên trì và phấn đấu không ngừng trong cả một chặng đường dài. Để rồi, một lần nữa, chị cảm nhận được tất cả những gì chị đã làm là xứng đáng và cuộc đời vẫn những khoảnh khắc thật tuyệt vời.

Một lòng kiên trì với nghề

Nữ công nhân môi trường: Có những gian nan ít người thấu hiểu- Ảnh 4.
Những bữa ăn muộn một mình của chị diễn ra hàng ngày bởi đặc thù công việc

Chị Nga cũng đã từng nghĩ đến việc kiếm một nghề khác đỡ vất vả hơn. Nhưng sau chị lại nghĩ, công việc nào cũng có những nỗi khổ, có đặc thù riêng. Nếu ai cũng muốn sung sướng, ai cũng chọn nghề đẹp đẽ thì ai làm công việc này. Chỉ cần không làm gì sai trái với lương tâm, chị vẫn hài lòng và quyết tâm gắn bó với nghề. Song, có thể nói, gia đình và bạn bè chính là nguồn động lực vô cùng lớn để chị có thể duy trì niềm cảm hứng trong công việc.

Chị Nga cũng có cho mình một tổ ấm nhỏ cùng người chồng và đứa con gái vào năm chị 25 tuổi. Nhưng buồn thay, chưa được bao lâu sau, chồng chị mất, để lại cho chị cảnh đơn thân chật vật nuôi con gái. Từ đó, chị tiếp tục duy trì công việc hàng ngày và một mình chăm bẵm con.

Con gái chị hiện nay đang là sinh viên, cô bé chưa từng cảm thấy ngại ngần về công việc của mẹ. Chị Nga kể rằng con còn giúp mẹ đẩy xe, khi thấy mẹ đang làm ở trên phố, con dù đang đi với bạn cũng sẽ dừng lại để hỏi han, phụ cho mẹ. Đó là lý do khiến chị luôn cảm thấy mình thật hạnh phúc vì có một người con yêu thương và tôn trọng nghề nghiệp của mình.

Vào năm 2004, chị bất ngờ gặp phải một tai nạn trong quá trình làm việc. Sự cố này đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, công việc và cuộc sống cá nhân của chị. Nhưng nhờ sự cố đó, chị lại nhận ra một điều vô cùng đáng quý trọng ở những người đồng nghiệp. Họ không chỉ hỗ trợ nhau trong công việc mà còn cả trong đời sống thường ngày. Do di chứng của tai nạn là mất trí nhớ tạm thời, khi đi làm lại, những người chị em ấy đã đưa chị Nga về khi chị không nhớ đường và luôn đảm bảo chị về được nhà an toàn.

Điều đáng mừng nhất là cho đến hiện tại, người dân đã có ý thức và biết chia sẻ, đồng cảm nhiều hơn với các ngành nghề khác nhau, đặc biệt là đối với nghề công nhân vệ sinh môi trường. Vì vậy, chị Nga cùng những người đồng nghiệp của mình dần cởi mở và tự hào hơn vào công việc mình làm.

Nữ công nhân môi trường: Có những gian nan ít người thấu hiểu- Ảnh 5.
Chị hạnh phúc vì con gái và người thân luôn đồng cảm và trân trọng công việc vất vả của mình

"Khi chúng tôi đi làm cũng có người ra quét sân cùng, vun vén gọn rác lại để công việc của công nhân chúng tôi nhanh hơn. Mọi người cũng chuyện trò, hỏi han và cả động viên nữa. Nhiều khi chỉ là câu nói "nay đi làm sớm thế" hay "vẫn chưa xong việc à"... nhưng nó khiến chúng tôi đỡ cực nhọc đi mấy phần", chị Nga chia sẻ.

Chính những khoảnh khắc đẹp đẽ và tích cực đó trong cuộc sống đã giúp chị Nga trở nên năng động, vui vẻ và đặc biệt là sáng tạo hơn trong chính công việc của mình.

Đặc thù nghề của chị là lao động phổ thông nên những những kinh nghiệm nhỏ hàng ngày đúc kết lại đã trở thành những "sáng kiến" của chị cùng những người đồng nghiệp trong nghề. Nhờ những ý tưởng đó mà công việc trở nên dễ dàng và năng suất lên trông thấy. Ví dụ như việc tự hàn móc treo để treo các bọc rác lên xe gom để xe chứa được nhiều hơn, dựng các tấm ván dọc 2 bên xe để có thể chứa thêm nhiều rác hơn, đỡ phải đi lại nhiều...

Cuối cùng, trải qua biết bao nhiêu cực nhọc để kiên trì đó, vừa qua, chị đã nhận được giải thưởng đầy vinh dự là giải Cây Chổi vàng - Tôn vinh những công nhân vệ sinh môi trường. Chị Nga đã cảm thấy thật sự hạnh phúc và vô cùng mãn nguyện khi thấy những đóng góp của ngành mình được ghi nhận.

Bạn đang đọc bài viết Nữ công nhân môi trường: Có những gian nan ít người thấu hiểu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

An Khê/phunuvietnam.vn

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề