Thứ sáu, 26/04/2024 14:09 (GMT+7)

Ô nhiễm nhựa – Vấn đề nan giải cần những hướng giải quyết mới

MTĐT -  Thứ tư, 28/12/2022 17:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa tiếp tục gia tăng ở Mỹ và trên toàn thế giới. Nhiều giải pháp tiên tiến đã được thực hiện nhưng phương pháp triệt để nhất là tái chế rác thải nhựa và không sản xuất nhựa mới

Mỗi tuần, các công nhân của Ridwell đến những khu phố ở 6 thành phố của nước Mỹ, thu nhặt những bao tải bằng vải nhồi đầy túi nhựa và rác thải đóng gói. Rác thải nhựa được phân loại và chuyển đến Nevada, được tái chế thành ván sàn Trex. Mỗi năm, công ty khởi nghiệp về môi trường thu nhặt 500,000 pound (227 000 kg) chất thải nhựa để tái chế chỉ riêng ở khu vực Seattle.

Đây là giải pháp lý tưởng cho nỗ lực giải quyết rác thải nhựa. Nhưng kịch bản này không diễn ra trên toàn thế giới và ngay cả trong điều kiện ngành tái chế nhựa phát triển rộng khắp toàn cầu, vẫn chưa đủ để giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Thực tế với hầu hết rác nhựa trên thế giới thật nghiệt ngã. Ở Mỹ, khoảng 5% rác thải nhựa được tái chế. Hầu hết số còn lại kết thúc trong các bãi chôn lấp hoặc xả vào môi trường. Theo Greenpeace, khoảng 12 triệu tấn nhựa đổ xuống đại dương mỗi năm. Những con số càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Lượng nhựa mà người Mỹ xả rác hàng năm tăng 40% từ năm 2000 đến năm 2018.

Những người tiêu dùng mong muốn môi trường bền vững bị mắc kẹt, không chắc chắn về những gì có thể tái chế, hoàn toàn không biết phân loại rác thải nhựa và làm gì để giải quyết “khủng hoảng rác thải nhựa” trên toàn cầu.

Nỗ lực tái chế không đủ để giải quyết khủng hoảng ô nhiễm nhựa

Hiện nay, các công ty khởi nghiệp, các nhà khoa học, bộ máy lãnh đạo chính phủ và các doanh nghiệp, bao gồm nhiều công ty có trụ sở ở phần Tây Bắc Thái Bình Dương đang thực hiện những hành động tích cực hơn để giải quyết tình trạng rác thải nhựa bùng phát từ những năm 1970 và gia tăng với tốc độ cao trong nhiều thập kỷ. Những giải pháp đang được triển khai ở Mỹ:

- Những người thu gom rác thải thành phố và các công ty tái chế nhựa như Ridwell sẽ là những nhân tố hướng dẫn cho người tiêu dùng phân loại nhựa để tái chế, củng cố thị trường sử dụng sản phẩm tái chế từ rác thải nhựa ở Mỹ.

- Các nhà nghiên cứu đang đổi mới phương pháp phân hủy nhựa hiệu quả hơn thành các vật liệu có thể tái sử dụng như nhiên liệu máy bay, nguyên vật liệu bền vững hoặc phụ gia tăng cường bê tông.

- Các nhà hoạt động vì môi trường và các chính phủ thúc đẩy các chính sách nhằm mục đích giảm sản xuất nhựa mới và gia tăng trách nhiệm về rác thải lên các nhà sản xuất.

Nhưng tái chế rác thải nhựa vẫn là một vấn đề khó khăn với những doanh nghiệp tái chế rác thải nhựa và các nhà khoa học. Không phải tất cả rác thải có thể tái chế đều được tái chế, nhiều loại nhựa tái chế quá đắt, khó tái sử dụng về mặt hóa học.

McKenna Morrigan, cố vấn chiến lược của Cơ quan Tiện ích Công cộng Seattle về Quản lý Sản phẩm và Ngăn ngừa Rác thải cho biết: “Tái chế là không đủ để giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa.”

Biến nhựa trở lại thành nhựa

Dòng chất thải nhựa ngày càng tăng hiện đang được giải quyết ở cấp độ quốc tế. Đầu tháng 12, các đại sứ ở Liên Hợp Quốc đã gặp nhau để thảo luận về một hiệp ước ô nhiễm nhựa sắp tới. Nỗ lực này nhằm mục đích giảm sử dụng nhựa và cố gắng hạn chế sản xuất nhựa mới. Một lệnh cấm toàn cầu như vậy sẽ đòi hỏi những lựa chọn tốt hơn để chuyển hóa rác thải nhựa trở lại thành nhựa, một thách thức mà PGS Ellis Nuckolls thuộc Đại học bang Oklahoma đang giải quyết.

PGS Ellis đã phát triển một chiến lược mới đầy sáng tạo để xử lý nhựa thải, có thể tái chế được hỗn hợp rác thải nhựa dễ dàng hơn. Công nghệ sử dụng các thuốc thử hóa học sẵn có và không sử dụng nhiệt độ siêu cao theo yêu cầu của những quy trình khác.

Chất thải nhựa sẽ trải qua quá trình xử lý hóa học để biến thành dung dịch nuôi vi khuẩn biến đổi gen. Vi khuẩn chuyển đổi dung dịch thành các hợp chất, đóng vai trò là khối xây dựng để sản xuất nhựa mới. PGS Ellis và các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu trên tạp chí uy tín Science.

Chiến lược kết hợp hiệu quả quá trình hóa học và sinh học “là phương pháp thực sự mới lạ,” Ellis cho biết. Quy trình có thể được điều chỉnh để tối ưu hóa cho các dòng chất thải và sản phẩm cuối cùng khác nhau. Quy trình này “mở ra một hướng” với nhiều mục đích sử dụng.

Tại Đại học Bang Washington, các nhà khoa học cũng đang sử dụng những phương pháp kỹ thuật khác nhau để biến nhựa thành nhiên liệu hàng không, tái chế vải polypropylene hoặc polyester, sử dụng trong khẩu trang dùng một lần thành thành phần phụ gia giúp bê tông bền vững hơn .

Nhưng ngay cả khi các thành phố như Seattle và các công ty như Ridwell tham gia vào quy trình tái chế, các nhà nghiên cứu khám phá những công nghệ thông minh tái sử dụng một số rác thải nhựa, các chuyên gia đều thừa nhận rằng, tái chế là không đủ.

Các chuyên gia khẳng định, khối lượng sản phẩm nhựa được tạo ra phải làm suy giảm đến bằng 0 và những sản phẩm trong giai đoạn quá độ cần được thiết kế có tính đến tái chế.

Điều đó sẽ đòi hỏi phương pháp tiếp cận toàn hệ thống mà các nhà sản xuất nhựa đóng vai trò giải quyết vấn đề, PGS Ellis cho biết và nói thêm, “chúng ta cần suy nghĩ về vòng đời của vật liệu và sự bền vững của môi trường sẽ có quan hệ thế nào.”

Vĩnh Hải (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm nhựa – Vấn đề nan giải cần những hướng giải quyết mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.