Thứ bảy, 04/05/2024 01:59 (GMT+7)

Quảng Bình: Nỗ lực vươn lên thoát nghèo ở xã miền núi

Nguyễn Thưởng -  Thứ năm, 07/03/2024 11:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Xã Dân Hóa nằm ở chính giữa rìa phía tây huyện Minh Hóa, có diện tích 176,97 km², dân số năm 2019 là 4.042 người, là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng núi cao phía bắc Quảng Bình.

Khó khăn và thách thức

Là nơi có địa hình và điều kiện tự nhiên rất khó khăn nhưng với ý chí phấn đấu vươn lên của người dân nghèo, mong muốn một cuộc sống ấm no, có đầy đủ tiện nghi, đầy đủ cơ sở vật chất về điện, nước và những con đường thẳng tắp... Chính vì vậy, mục tiêu “thoát nghèo” luôn được chính quyền và người dân nơi đây đặt làm mục tiêu trọng tâm và lớn nhất.

Với ý chí vươn lên từ một xã nghèo biên giới, nơi mà dân số chủ yếu là người thuộc các dân tộc thiểu số: Chứt, Sách, Mày và Khùa, nơi mà người dân chỉ mơ có đầy đủ tiện nghi như có điện, có nước sạch và có một con đường thẳng tắp là một điều hết sức bình thường nhưng thực sự khó khăn đối với một xã nghèo biên giới. Chính vì vậy, ngay từ những năm đầu của phong trào xây dựng nông thôn mới cho tới nay, xã Dân Hóa đã phấn đấu vận động bà con nhân dân thay đổi cách làm, phát huy những cách làm hay, vượt qua những khó khăn về địa hình, về thời tiết để từng bước vươn lên thoát nghèo.

tm-img-alt
Xã Dân Hóa là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng núi cao phía bắc tỉnh Quảng Bình.

Xã Dân Hóa được chia thành 11 bản: Bãi Dinh, Ba Looc, Cát Định, Cha Lo, Hà Nông, K Vi, K Ai, Ốc, Ta Leng, Tà Rà, Y Leng, là xã miền núi nơi đông đồng bào dân tộc sinh sống chủ yếu là đồng bào dân tộc Chứt, Mày…đặc biệt Dân Hóa là xã biên giới giáp Lào gần10km thuộc vùng biên giới đẽo cao đường đi khó khăn toàn đất đá thiếu điện, thiếu nước. Đời sống ở đây là chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống hầu hết gặp khó khăn, nghèo. Chính vì vậy việc vận động bà con làm ăn hướng đến cuộc sống đủ ăn đủ mặc là điều mà chính quyền nơi đây luôn quan tâm chú trọng đặt lên hàng đầu.

Cùng với những điều kiện và khó khăn khách quan luôn phải đối mặt thì trong năm 2023 tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chính quyền và người dân xã Dân hóa cũng không thể tránh khỏi những khó khăn về kinh tế và xã hội.

Về sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: Xã đã triển khai sản xuất vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu năm 2022 - 2023 trong điều kiện thời tiết không thuận lợi nên ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ cũng như năng suất các loại cây trồng. Trên lĩnh vực nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng năm 2023 là 212,3 ha, đạt 100% so với kế hoạch, giảm 33,2 ha so với năm trước; về lâm nghiệp thì trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt, khô hạn vào mùa hè, nguy cơ cháy rừng rất cao nên phải luôn tăng cường giám sát. Đối với thủy sản thì do đặc điểm địa hình nên xã Dân Hóa không có diện tích ao hồ nuôi thủy sản mà sản lượng hoàn toàn đánh bắt từ tự nhiên.

tm-img-alt
Tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; phấn đấu tăng giá trị thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị sản xuất. 

Đối với vấn đề Tài nguyên và Môi trường thì UBND xã tăng cường công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản và môi trường trên địa bàn xã, đã triển khai thực hiện Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc quản lý đất đai, quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn còn thiếu chặt chẽ, tình trạng đổ đất trái phép trên đất nông nghiệp còn xảy ra. Trên địa bàn xã chưa có các hố rác tập trung nên việc xả rác bừa bãi của người dân còn xảy ra và khó kiểm soát.

Vấn đề giải quyết việc làm trên địa bàn xã được các ban ngành và các tổ chức đoàn thể quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên do chất lượng lao động trên địa bàn còn thấp, tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa cấp tiểu học và trung học cơ sở chiếm đa số, do đó công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2023 có 08 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Công tác xóa đói giảm nghèo còn gặp nhiều khó khăn vì tỷ hệ hộ nghèo vẫn đang chiếm tỷ lệ cao; theo kết quả điều tra hộ nghèo bằng phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều giai đoạn 2021- 2026. Cuối năm 2023 số hộ nghèo toàn xã 589 hộ, chiếm 58,9%, giảm 10,81 % so với năm trước, hộ cận nghèo là 240 hộ chiếm 24%.

Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định, kinh phí đầu tư xây dựng chưa đáp ứng nhu cầu thực hiện một số tiêu chí; việc huy động nguồn lực trong nhân dân trên địa bàn xã để góp phần xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ của cấp trên.

Những thành tựu đáng khích lệ

Từ những mong muốn nhỏ nhoi ban đầu là có đủ ăn, đủ mặc, đầy đủ cơ sở vật chất, đường xá bằng phẳng tiện nghi… đến những năm 2023 tuy còn gặng nhiều khó khăn và thức nhưng với những sự nỗ lực không ngừng nghỉ thì người dân xã Dân Hóa gặt hái được nhiều thành công. Vụ mùa năm 2022 – 2023 tuy không được thiên nhiên ủng hộ gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và vật nuôi nhưng với quyết tâm thực hiện hết diện tích, nhân dân trên điạ bàn đã tích cực đẩy nhanh tiến độ làm đất và gieo trồng đúng thời vụ để đạt được những kết quả tích cực như: Tổng sản lượng lương thực 567,5 tấn, đạt 99,9 % so với kế hoạch; so với cùng kỳ năm trước tăng 2,8 %. Đàn gia súc năm 2023 là 2.664 con, đạt 104,7% so với kế hoạch năm, tăng 4,9% so với năm trước.

tm-img-alt
Khi trao đổi về nhưng khó khăn, thách thức đối với xã miền núi nhưng chủ tịch xã Dân Hóa vẫn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai đồng bộ. Tổ chức các buổi tuyên truyền cho Nhân dân ở các bản tham gia nghe phổ biến Luật Bảo vệ, Phát triển rừng và các văn bản của Nhà nước có liên quan; Công tác giám sát của người dân, cộng đồng dân cư và các đoàn thể đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được tăng cường. Diện tích trồng lại sau khai thác 99,87 ha, đạt 120% so với kế hoạch, khối lượng khai được 8.414 m3. Hiệu quả kinh tế từ việc bảo vệ và trồng rừng ngày càng cao, giúp nhân dân giải quyết việc làm, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tăng độ che phủ, mang lại thu nhập đáng kể góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân.

Đặc biệt về vấn đề đầu tư xây dựng thì năm 2023, trên địa bàn xã Dân Hóa có 11 công trình chuyển tiếp từ năm 2022 sang năm 2023 và 07 công trình khởi công mới năm 2023 do UBND xã làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư là: 29.329 triệu đồng đã giải ngân 12.290 triệu đồng.

Hoạt động tín dụng trên địa bàn xã chủ yếu là các khoản giao dịch của các hộ nghèo, gia đình chính sách và người dân tộc thiểu số vay các nguồn vốn có ưu
đãi lãi suất theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Từ đầu năm 2023 đến nay tổng số vốn cho vay từ ngân hàng chính sách huyện Minh Hóa là: 1.775 triệu đồng.

Trên địa bàn xã có 03 trường chính và 16 điểm trường lẻ. Đội ngũ giáo viên
ổn định về số lượng, đảm bảo về chất lượng giảng dạy, quản lý giáo viên ngày
càng được nâng cao. Đặc biệt đã chú trọng công tác giáo dục ở các bản khó khăn như: K-Ai, Tà Rà, Hà Nôông.

Công tác khám chữa bêṇh cho nhân dân đươc̣ quan tâm, đăc̣ biêṭ là cho bà mẹ, trẻ em và người nghèo. Công tác khám thai theo dõi quản lý thai định kỳ được chú trọng, tỷ lệ bà mẹ mang thai được tiêm phòng đạt 64%, từ đầu năm đến nay đã tổ chức khám, chữa bệnh cho 1694 lượt bệnh nhân đạt 84,7%; tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 18%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiếm 25%.

Hướng chỉ đạo phát triển mới

Để tìm hiểu rõ hơn về những khó khăn đã trải qua, thành tựu đã đạt được và đặc biệt là phương hướng sắp tới, trao đổi với phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông Đinh Văn Chinh, chủ tịch UBND xã Dân Hóa đã tâm sự: “Dân Hóa là xã miền núi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đồng bào chủ yếu là dân tộc thiểu số, diện tích đất tự nhiên lớn nhưng diện tích đất sản xuất lại ít nên là hướng đi cho bà con là chăn nuôi và trồng rừng nhưng cũng phụ thuộc vào tự nhiên. Xã cũng có những định hướng cho bà con là đi xuất khẩu lao động và đi lao động ở những nơi có thu nhập chứ tại địa phương không thể phát triển được, ở đây không có gì làm để mang tính đột phá được, chỉ có thể định hướng thay đổi nhận thức cho bà con trong phát triển chăn nuôi và cây trồng để đạt được kết quả cao hơn. Cũng vận động bà con phát triển mô hình nuôi dê và lợn bản thành thương hiệu tuy nhiên do bà con nhận thức còn hạn chế nên khó khăn trong công tác thú y và phòng chống dịch bệnh, cũng mong muốn nhà nước hỗ trợ thêm nhiều chính sách đề tạo điều kiện cho bà con phát triển”.

tm-img-alt
Ông Đinh Văn Chinh - Chủ tịch UBND xã Dân Hóa.

Cùng với những cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức và những thành tựu đã đạt được, thì tại báo cáo về “tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, Quốc phòng, an ninh năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024 xã Dân Hóa” đã đưa ra những định hướng phát triển kinh tế và xã hội một cách rất cụ thể như sau:

Tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; phấn đấu tăng giá trị thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị sản xuất. Kiên quyết chỉ đạo nhân dân sản xuất, canh tác hết diện tích đất đai, không để đất hoang. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, tăng cường đầu tư, phát triển chất lượng, tỷ trọng chăn nuôi theo hướng kinh tế hộ gia đình, đưa chăn nuôi lên chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng chuồng trại bảo đảm diện tích theo đúng quy cách, thoáng mát về mùa hè, kín về mua đông, đảm bảo không ô nhiễm môi trường, phối hợp với các ngành tố chức tập huấn áp dụng KHKT vào chăn nuôi, áp dụng các biện pháp phòng, chống rét, chú trọng công tác đề phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời nâng cao năng lực cho cán bộ thú y xã, Phấn đấu phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo
duy trì và nâng cao tổng đàn trong năm 2024.

Tích cực đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, ứng dụng các tiến bộ của khoa học trong phát triển sản xuất; chủ động công tác điều hành tưới tiêu; công tác phòng cháy, chữa cháy, hạn chế tác động của thiên tai. Khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống, đầu tư phát triển dịch vụ như: ăn uống, dịch vụ tạp hoá, giải trí... vừa phục vụ nhu cầu tại chỗ cho nhân dân, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng, hiệu quả Giáo dục - Đào tạo ở các cấp học, bậc học. Thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực cho xây dựng trường chuẩn, giữ vững cấp độ đạt chuẩn của các trường trên địa bàn. Làm tốt công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về quản lý, xử dụng đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Tập trung chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội trên địa bàn xã. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, vừa tích luỹ được kinh nghiệm về sản xuất, quản lý, nâng cao tay nghề để người lao động có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Bình: Nỗ lực vươn lên thoát nghèo ở xã miền núi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bảo tàng tỉnh Bắc Giang: Nơi lưu giữ kỷ vật thời chiến
Hệ thống các hình ảnh, tư liệu, hiện vật thời chiến được sưu tầm, lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang giúp người dân, nhất là thế hệ trẻ ghi nhớ những mốc son trong lịch sử dân tộc, thêm tự hào về truyền thống anh hùng của đất nước, quê hương.