Thứ ba, 30/04/2024 12:47 (GMT+7)

Sự ra đời của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 ?

TS.LS Đồng Xuân Thụ -  Thứ tư, 08/02/2023 08:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong lĩnh vực bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, UNCLOS năm 1982 quy định xuyên suốt, quy trách nhiệm nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế; đồng thời, xác định nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia trong phạm vi biển cả.

Ngày 10-12-1982, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) chính thức được ký kết. Trải qua hơn 40 năm, UNCLOS không chỉ là một văn kiện pháp lý quốc tế có giá trị phổ quát, giúp các quốc gia thiết lập được trật tự pháp lý toàn diện, công bằng, hòa bình trên biển, mà còn có giá trị hướng về tương lai, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của nhân loại.

tm-img-alt
Chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trước giờ chào cờ trên đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Ảnh: Vũ Ngọc Hoàng

Các quy ước có tính quốc tế liên quan đến biển đã hình thành từ rất sớm, ngay trong thời kỳ cổ đại. Đến thế kỷ XIII, một số nguyên tắc về luật biển đã xuất hiện và phổ biến ở Bắc Âu, Địa Trung Hải. Vào thế kỷ XVII, Luật Biển bắt đầu được khái quát, tổng kết một cách có hệ thống.

Hội nghị quốc tế đầu tiên về Luật Biển được Hội Quốc liên triệu tập năm 1930 tại La Hay (Hà Lan) để bàn luận, xây dựng các quy định quốc tế về quy chế lãnh hải, chống cướp biển và các nguyên tắc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của biển. Do có nhiều mâu thuẫn giữa các quốc gia tham gia hội nghị về chiều rộng lãnh hải nên Hội nghị La Hay 1930 chưa đạt được kết quả cụ thể nào.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945), Liên Hợp quốc được thành lập để giữ gìn hòa bình, ngăn chặn chiến tranh và giải quyết các vấn đề quốc tế. Năm 1958, Liên Hợp quốc triệu tập Hội nghị lần thứ nhất về Luật Biển tại Genève (Thụy Sĩ). Hội nghị này đã thông qua 4 công ước quốc tế đầu tiên về luật biển là: Công ước về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp; Công ước về Biển cả; Công ước về đánh cá và bảo tồn tài nguyên nguyên sinh vật của biển cả; và Công ước về Thềm lục địa.

Ngày 15/3/1960, Liên Hợp quốc tiếp tục triệu tập Hội nghị Luật Biển lần thứ II tại Genève (Thụy Sĩ). Nhưng do có nhiều bất đồng nên hội nghị này đã không đạt được kết quả nào đáng kể.

Đến năm 1973, Hội nghị của Liên Hợp quốc về Luật Biển lần thứ 3 đã được chính thức triệu tập. Qua 9 năm thương lượng (từ năm 1973 đến 1982) với 11 khóa họp, Hội nghị của Liên Hợp quốc về Luật Biển lần thứ 3 đã thông qua các công ước mới về Luật Biển ngày 30/4/1982 với 130 phiếu thuận, 04 phiếu chống, 17 phiếu trắng và 02 nước không tham gia bỏ phiếu. Ngày 10/12/1982, 107 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam đã chính thức ký kết Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển tại Montego Bay (Jamaica).

Đến tháng 11/1996 đã có 108 nước phê chuẩn, Công ước có hiệu lực từ ngày 16/11/1994.

Quá trình soạn thảo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 trải qua 2 giai đoạn cơ bản là giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn đàm phán trong hội nghị, xây dựng liên tục nhiều bản dự thảo Công ước, cho đến lễ ký kết Công ước diễn ra từ ngày 07/12/1982 đến ngày 10/12/1982 tại Montego Bay (Jamaica).

Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982) được 107 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, ký kết tại Montego Bay (Jamaica) ngày 10/12/1982. Công ước bao gồm 17 phần, 320 điều khoản, 9 phụ lục và 4 nghị quyết. Công ước có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Hiện nay đã có 162 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Công ước.

Công ước Luật Biển 1982 được coi là một bản “Hiến pháp về đại dương”, việc ký kết UNCLOS cách đây hơn 40 năm là một dấu mốc lịch sử trong quá trình phát triển của luật quốc tế, tạo ra một khung pháp lý toàn diện giúp quản trị biển hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia và sự phát triển bền vững biển và đại dương.

Liên hợp quốc - tổ chức đa phương quy tụ nhiều thành viên nhất trên thế giới hiện nay - đã nhiều lần công nhận vai trò của UNCLOS năm 1982 và nhấn mạnh cần tuân thủ Công ước trong mọi hoạt động trên biển và đại dương. ASEAN trong các tuyên bố cấp cao của mình cũng luôn nhấn mạnh giá trị phổ quát, tầm quan trọng của việc thực thi UNCLOS năm 1982 để duy trì hòa bình, ổn định và quản lý, giải quyết hòa bình các tranh chấp biển trong khu vực.

Là một quốc gia ven biển, một thành viên tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam luôn khẳng định UNCLOS năm 1982 là một trong những quy định của luật pháp quốc tế đóng vai trò then chốt trong việc quản lý, phát triển kinh tế biển quốc gia; đồng thời, là cơ sở để Việt Nam giải quyết hòa bình các tranh chấp biển với các quốc gia láng giềng, hướng tới việc quản trị Biển Đông hòa bình, bền vững./.

Bạn đang đọc bài viết Sự ra đời của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 ?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Trường hợp nào không được phép tách thửa đất mới nhất
Theo quy định của pháp luật VN, không phải bất kì trường hợp nào cũng được phép tách thửa đất ra những mảnh đất nhỏ. Nên khi muốn tách thửa đất, người dân cần biết một số trường hợp PL quy định về việc hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa
Quy định về Giấy phép tài nguyên nước
Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
Quy định về thăm dò nước dưới đất
Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
UBND xã được quyền từ chối hòa giải tranh chấp đất đai không?
Việc hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 202 quy định “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.”

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.