Thứ sáu, 26/04/2024 16:59 (GMT+7)

Vì sao cây phượng vĩ để bị bật gốc?

MTĐT -  Thứ năm, 28/05/2020 15:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Phượng vĩ là hỉnh ảnh đẹp gắn liền với tuổi học trò, cây thường được trồng trong các khuôn viên trường học nhưng lại dễ gãy đổ trong mùa mưa bão. Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Phượng vĩ là một loại cây được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, bắt nguồn từ Madagascar. Phượng vĩ thuộc dạng cây gỗ lớn, cao 10-20m, phân nhánh nhiều, mọc nghiêng nên tán mở rộng và dày.

Đây là loại cây ưa sáng, phù hợp với đất giàu dinh dưỡng, ẩm nhưng phải thoát nước tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó cây vẫn chịu được các điều kiện khô hạn, đất mặn. Cành cây rất giòn, dễ gãy khi bị sâu đục phía trong thân.

Tại Việt Nam, phượng vĩ được trồng nhiều tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, đặc biệt là Hải Phòng - nơi được mệnh danh là thành phố Hoa phượng đỏ.

Mặc dù là loại cây dễ trồng nhưng phượng vĩ tuổi thọ không cao, chỉ khoảng 30 năm là già cỗi, có dấu hiệu sâu bệnh, thân bắt đầu mục rỗng. Nếu có điều kiện thuận lợi, cây chỉ có tuổi thọ kéo dài không quá 50 năm. Phượng vĩ ra hoa từ tháng 4 – tháng 6 hàng năm, tùy theo khu vực có thể ra hoa sớm hay muộn hơn.

Phượng vĩ thuộc nhóm 7, thuộc nhóm cây dễ gãy đổ và dễ bị sâu bệnh.

Cây phượng vĩ là hỉnh ảnh đẹp gắn liền với tuổi học trò. Nhưng những năm qua, nhất là vào mùa mưa bão, thường có hiện tượng cây phượng gãy đổ gây thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản. Mới đây nhất là vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào sáng 26/5, trong khi nhiều em học sinh lớp 6.8 của Trưởng THCS Bạch Đằng, Q.3, TP.HCM đang ngồi ăn sáng bên gốc cây thì cây phượng bất ngờ bị bật gốc khiến 1 em tử vong và 18 nhập viện.

Đáng nói, nhiều người chứng kiến cũng như trích xuất từ camera cho thấy: cây phượng này bên ngoài vẫn tươi tốt, lá vẫn xanh, thậm chí vẫn đang ra hoa. Nhìn bề ngoài không ai có thể nghĩ tới việc cây đổ. Nhưng thực tế, bên trong thân cây đã bị mục ruỗng.

Theo hiệu trưởng nhà trường, cây phượng này được trồng từ năm 1996, thường được cắt tỉa mỗi khi đến mùa mưa. Sự việc diễn ra khiến nhà trường rất bất ngờ vì cây lá còn tươi tốt và nhà trường vừa tỉa cành, bón phân cho cây.

Chia sẻ về nguyên nhân khiến cây phượng bị bật gốc, trong khi cây vẫn tươi tốt,  TS Đinh Quang Diệp - Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cho biết, đặc tính cây phượng vĩ có hệ thống rễ yếu. Đặc biệt mùa hè, mùa cây này ra hoa sẽ làm tán cây bị nặng, thêm vào đó mùa mưa khiến đất mềm tăng nguy cơ bị bật gốc.

"Cây phượng vĩ ít rễ nhưng tán thưa, do đó trồng trong trường học vẫn được nhưng phải kiểm tra thường xuyên, chăm sóc kỹ. Đối với các cây lâu năm già cỗi thì nên đốn hạ thay thế bằng các cây trồng có cấu tạo rễ mọc sâu" - ông Diệp lưu ý.

Lá cây vẫn còn tươi tốt, nhưng bên trong thân cây đã bị mục rỗng. 

Chia sẻ với báo Tuổi trẻ, TS La Vĩnh Hải Hà - phó trưởng khoa lâm nghiệp Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cho biết, theo tiêu chuẩn cây xanh Việt Nam, phượng vĩ thuộc nhóm 7, thuộc nhóm cây dễ gãy đổ và dễ bị sâu bệnh.

Cây phượng vĩ trong sân Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM) bị bật gốc thấy có nhiều sâu bệnh.

Tuy nhiên, ông Hà cho rằng: "Hình ảnh cây phượng vĩ gắn liền với tuổi học trò. Cây này có giá trị về mặt văn hóa và tinh thần rất lớn. Do vậy, theo tôi, nếu các trường học trồng phượng cũng được nhưng cần phải có sự kiểm soát, chăm sóc nghiêm ngặt".

Cũng theo ông Hà, việc chăm sóc cây phải được thực hiện thường xuyên. Trước mùa giông bão phải cắt tỉa cành, hạ chiều cao của cây. Đồng thời được các chuyên gia cây xanh xem xét định kỳ mức độ sâu bệnh của cây ra sao từ đó đưa ra những quyết định phù hợp.

Các chuyên gia có thể đánh giá được tình trạng cây có thể chữa trị được hay không. Nếu cây vẫn còn tốt, có thể gia cố bằng cách đặt những cây sắt chống dựng để cây khỏi ngã đổ. Trường hợp cây quá nhiều sâu bệnh hoặc mục rỗng thì bắt buộc phải đốn hạ và trồng cây khác thay thế.

Cũng theo ông, đối với cây xanh, không gian sinh trưởng vô cùng quan trọng. Không chỉ cây phượng, mà nhiều loại cây khi trồng ở đô thị, trên đường phố thường bị bó hẹp không gian sinh trưởng. Cây trồng trong đô thị bị ảnh hưởng nhiều yếu tố bởi cơ sở hạ tầng tác động: đường ống nước, đường điện, các loại cáp và bêtông hóa… nên hệ rễ của cây không đủ sức để bám, chống chịu.

"Đặc biệt, với cây phượng là rễ bàn, rễ chùm, không phải rễ cọc nên không đâm sâu xuống đất được. Do vậy, nếu gặp điều kiện bất lợi cây sẽ bật gốc hoặc gãy đổ. Trong khi cũng cây phượng nhưng trồng ở vùng nông thôn sẽ ít bị tình trạng này hơn" - ông Hà cho hay.

 Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao cây phượng vĩ để bị bật gốc?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới