Thứ sáu, 26/04/2024 07:37 (GMT+7)

Thanh Hóa: Hạn chế rác thải nhựa trong hoạt động khai thác hải sản

MTĐT -  Thứ năm, 27/01/2022 08:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thanh Hóa có 102km chiều dài bờ biển với ngư trường khai thác hải sản rộng lớn. Song việc thu gom, xử lý rác thải phát sinh từ hoạt động khai thác tại các địa phương ven biển còn hạn chế.

Tình trạng ngư cụ hỏng, thùng xốp, chai lọ... vứt bỏ ngổn ngang trên mặt biển, trôi dạt vào bờ là hình ảnh dễ dàng bắt gặp ở ven bờ các địa phương ven biển.

tm-img-alt
Ảnh minh họa

Hiện toàn tỉnh có 6.689 phương tiện nghề cá; trong đó, 5.521 tàu có chiều dài dưới 15m, 1.168 chiếc có chiều dài từ 15m trở lên, với 24.675 ngư dân trực tiếp tham gia khai thác hải sản trên biển. Quá trình khai thác hải sản, ngư dân phải chuẩn bị nhiều nhu yếu phẩm cần thiết và điều này làm phát sinh lượng rác thải ra biển, gồm: vỏ chai nhựa đựng nước uống, vỏ lon nước ngọt, thùng xốp, túi nilon đựng thức ăn... Ngoài ra, còn có rác thải nhựa phát sinh từ các ngư lưới cụ hư hỏng, các dụng cụ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Trong đó, nổi cộm là tình trạng người nuôi trồng thủy sản vứt bỏ các bao bì đựng thức ăn thủy sản ra môi trường; ngư dân không lắp đặt thùng chứa rác trên tàu cá mà xả trực tiếp rác thải xuống biển, không thu hồi lại các ngư lưới cụ hư hỏng và rác thải sinh hoạt trong quá trình đánh bắt trên biển... Những thói quen này không những gây ô nhiễm môi trường, mà còn đe dọa đến sự phát triển tự nhiên của các loài sinh vật biển. Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động số 76/KH-UBND ngày 16-3-2020 về quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Theo đó, trong năm 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Tổng cục Thủy sản và UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển tổ chức 8 lớp tập huấn cho 800 cán bộ và ngư dân về việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Đa dạng sinh học 2008, Luật Thủy sản 2017, tham gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2021; các kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về chống chất thải nhựa và quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn tỉnh. Ông Lê Văn Thăng, Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc), cho biết: Nhằm hạn chế rác thải trong khai thác hải sản, đơn vị thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của cảng các quy định pháp luật về lĩnh vực thủy sản; hướng dẫn, nhắc nhở các chủ tàu cá khi xuất, nhập bến thực hiện quy trình vệ sinh trên tàu, trang bị các dụng cụ chứa rác trên tàu, không vứt túi nilon, ngư cụ... xuống biển, khu neo đậu tàu, bên trong và xung quanh khu vực cảng cá. Tuy nhiên, việc chấp hành của ngư dân trong việc thu gom, xử lý rác thải nhựa trong hoạt động khai thác thủy sản chưa cao.

Trước thực trạng trên, các ngành có liên quan của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển đang tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về quản lý rác thải nhựa đại dương trong hoạt động khai thác hải sản với các hình thức phù hợp; lồng ghép tại các lớp tập huấn phổ biến các quy định của Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn thi hành luật, các quy định về chống khai thác IUU cho cán bộ, ngư dân. Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý rác thải nhựa trong khai thác hải sản tại các cảng cá, bến cá và các tàu cá. Tổ chức thực hiện thí điểm và phát triển các mô hình thu gom, phân loại, thu đổi rác thải nhựa hiệu quả tại cảng cá, vùng dân cư ven biển phù hợp với điều kiện, tập quán của ngư dân từng địa phương; thực hiện hoạt động thu gom các ngư cụ bị thải bỏ trên biển, tại các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh. Tích cực tham gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học; thực hiện phong trào “chống chất thải nhựa” và quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn tỉnh.

Theo Báo Thanh Hóa

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Hạn chế rác thải nhựa trong hoạt động khai thác hải sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.