Thứ bảy, 27/04/2024 15:08 (GMT+7)

Thanh Hóa: Nữ công nhân vệ sinh môi trường lăn lộn với cuộc sống mưu sinh

Duy Thịnh -  Thứ năm, 07/03/2024 09:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ở Cty CP Môi trường & Công trình đô thị Thanh Hóa, chị Lê Thị Mai trú tại phố 2, P.Đông Cương, TP Thanh Hóa được biết đến là nữ công nhân có hoàn cảnh quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó con trai thứ 2 bị bệnh bại não.

Khi chúng tôi tới nhà chị Lê Thị Mai trong một buổi chiều muộn, nhìn căn nhà nhỏ của 4 bà cháu, mẹ con chị Mai đang lầm lũi chăm sóc cho cậu con trai út bị bệnh bại não, chân tay co quắp từ lúc mới sinh.

Trong đôi mắt thâm quầng, nước mắt chị không ngừng chảy, chị Mai kể về những khó khăn trong cuộc sống mà mình đã trải qua: "Năm 2004, chị đã bén duyên và quyết định đi đến hôn nhân. Niềm vui nhân đôi năm 2005 chị sinh bé gái đầu lòng trong vòng tay yêu thương của 2 bên gia đình nội ngoại. Nhưng rồi, niềm vui chẳng dài được bao lâu, đến năm 2006, chị sinh bé trai thứ 2 thì phát hiện bé bị bệnh bại não, chân tay co quắp. Trong suốt quãng thời gian này, gia đình chị gần như chẳng có ngày nào bình yên, khi thời gian chăm con ở viện nhiều hơn ở nhà".

Anh chị đã chạy vạy vay mượn để điều trị thuốc thang cho con nhưng vẫn không đủ. Đến năm 2010, không chịu đựng được hoàn cảnh khốn khó, chồng chị đã rời xa 3 mẹ con, quyết định ly hôn và chuyển đi nơi khác. Cực chẳng đã, chị Mai mang 2 con về nương nhờ nhà mẹ đẻ đã già yếu cho đến tận bây giờ.

tm-img-alt
Trong đôi mắt thâm quầng, ngấn lệ chị Lê Thị Mai công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa kể về những khó khăn trong cuộc sống mà chị trải qua.

Thời gian này, tôi bắt đầu vào làm công nhân vệ sinh môi trường tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa để có đồng lương hy vọng giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên do con trai bị bệnh nên phải thường xuyên đưa đi chữa trị tại các bệnh viện. Để có tiền mua thuốc cho con, ngoài công việc quét rác, tranh thủ khi hết ca làm chị lại đi buôn sắt vụn và ai thuê gì làm nấy, miễn là kiếm thêm tiền để trang trải cho cuộc sống.

 “Nhiều hôm đi quét rác ca đêm từ 2 giờ sáng đến 6 giờ về nhà người thì mệt nhoài, nhưng nhìn thấy con ốm con đau, tôi chỉ biết cắn răng chịu đựng, gắng gượng để lo cho con. Thực sự, với mức lương hơn 5 triệu/tháng, chỉ đủ chi tiêu ăn uống, sinh hoạt cơ bản trong gia đình”, chị Mai tâm sự thêm.

Khi được phóng viên hỏi thế vào các ngày mùng 8/3 các chị có được tặng nhiều hoa không, khuôn mặt chị lại trầm ngâm chia sẻ: “Là phụ nữ mà, ai cũng mong trong ngày lễ của mình được nhận một bông hoa, hay món quà nhỏ nào đó, nhưng với đặc thù công nhân quét rác như chúng tôi thì dường như không có ngày 8/3, vì công việc làm trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, đi sớm về khuya nên khó lòng có được một ngày lễ trọn vẹn. Đặc biệt hoàn cảnh như tôi thì càng không có mà chỉ có công việc quét rác rồi về nhà lo cho con”.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Ngân, Chủ tịch UBND phường Đông Cương, TP Thanh Hóa cho biết: Đúng là trên địa bàn có hộ gia đình chị Lê Thị Mai công nhân môi trường của Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa có hoàn cảnh cũng vất vả. Chị Mai là người hiền lành, chăm chỉ làm việc, bây giờ mình chị phải lăn lộn để nuôi 4 người trong gia đình(chị, mẹ chị và 2 đứa con). Đặc biệt gia đình có một đứa con bị bệnh bại não đi chữa trị suốt nên cuộc sống cũng khá vất vả.

tm-img-alt
Sau những ngày làm việc vất vả chị Mai chỉ muốn về nhà chăm sóc con trai bị bệnh bại não, chân tay bị co quắp.

Chị Tống Thị Thọ, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa cho biết: "Chị Mai làm việc ở công ty cũng được gần 20 năm rồi, chị có hoàn cảnh cũng rất khó khăn. Chồng không chịu được hoàn cảnh đã ly hôn, một mình chị phải nuôi 2 người con. Đặc biệt có một người con bị bệnh bại não, chân tay co quắp ăn với đi bệnh viện để chữa bệnh. Thấu hiểu những vất vả, khó khăn của gia đình đoàn viên, lãnh đạo, công đoàn và anh chị em trong công ty thường xuyên quan tâm, hỏi thăm và giúp đỡ chị Mai cả trong công việc lẫn cuộc sống. Vào các dịp lễ tết, Tháng công nhân, các cấp công đoàn thường xuyên thăm hỏi, động viên và tặng quà gia đình, qua đó mong gia đình chị Mai vơi bớt đi những nhọc nhằn, thi đua lao động và sớm ổn định cuộc sống".

Ước muốn lớn nhất của chị Mai, trong thời gian tới dành dụm được ít tiền để đưa con trai tiếp tục đi chữa bệnh, cháu có thể đi lại được dễ dàng hơn. Với mong muốn nhỏ nhoi như vậy, hy vọng rằng chị sẽ sớm đạt được ước mơ, mang lại cuộc sống tràn đầy tiếng cười, hạnh phúc.

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Nữ công nhân vệ sinh môi trường lăn lộn với cuộc sống mưu sinh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề