Chủ nhật, 05/05/2024 12:56 (GMT+7)

Thêm 32 triệu USD xử lý dioxin ở Sân bay Biên Hòa

Tùng Lâm -  Thứ năm, 27/07/2023 17:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 27/7, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), công bố trao một hợp đồng thầu trị giá 32 triệu USD cho công ty Tetra Tech trong khuôn khổ dự án xử lý dioxin ở trong và quanh Sân bay Biên Hòa.

Theo hợp đồng, Công ty Tetra Tech của Mỹ sẽ tiếp nối việc thiết kế kỹ thuật và thi công, quản lý xây dựng và giám sát môi trường đối với hoạt động xây dựng và xử lý đất và trầm tích ô nhiễm dioxin nhằm giảm nguy cơ phơi nhiễm cho người dân trong khu vực sân bay cũng như các cộng đồng xung quanh, tiến đến mục tiêu của dự án là hoàn trả an toàn toàn bộ diện tích đất để phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau.

tm-img-alt
Binh chủng Hoá học tiến hành xử lí dioxin tại các điểm nóng. Ảnh minh hoạ.

Dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa dự kiến mất 10 năm để hoàn thành với tổng chi phí 450 triệu USD. Đến nay, Chính phủ Mỹ đã đóng góp 218,255 triệu USD trong tổng số 300 triệu USD dự kiến sẽ đóng góp cho dự án này.

Thiếu tướng Ngô Văn Giao, Cục trưởng Cục Khoa học quân sự (Bộ Quốc phòng)cho biết: Sân bay Biên Hòa từng là nơi quân đội Mỹ sử dụng để lưu chứa chất da cam/dioxin sau đó đưa lên máy bay đi phun rải trong chiến tranh Việt Nam. Sau gần 45 năm, đến nay, Sân bay Biên Hòa vẫn là nơi ô nhiễm chất độc dioxin trọng điểm và phức tạp nhất ở Việt Nam, với một số điểm ô nhiễm nằm khá gần khu dân cư. Hiện có khoảng 110 nghìn người dân sinh sống xung quanh khu vực Sân bay.

Theo thống kê của Bộ Quốc phòng, diện tích ô nhiễm tại đây lên đến 52 ha, khối lượng đất ô nhiễm là 515 ngàn m3. Đánh giá của USAID và Viện Khoa học và công nghệ quân sự (Bộ Quốc phòng) vào năm 2015 cho biết, khu vực Sân bay Biên Hòa có nhiều điểm ô nhiễm chất độc dioxin, trong đó có 3 điểm nặng nhất với mức độ cao gấp nhiều lần cho phép.

Bạn đang đọc bài viết Thêm 32 triệu USD xử lý dioxin ở Sân bay Biên Hòa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Biến phế phẩm gỗ và rác thải nhựa thành ván sàn Composite
Việc tận dụng phế phẩm gỗ và rác thải nhựa để sản xuất vật liệu composite gỗ - nhựa là một phương pháp sáng tạo trong việc quản lý chất thải, đảm bảo sự bền vững của ngành công nghiệp gỗ, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Tin mới