Thứ sáu, 26/04/2024 18:42 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 10/2/2023

MTĐT -  Thứ sáu, 10/02/2023 17:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 10/2/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 10/2/2023 trên Môi trường và Đô thị.

Nam Định tăng cường công tác bảo vệ môi trường làng nghề

Theo đó, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn, các xã, phường, thị trấn tập trung chấn chỉnh hoạt động sản xuất và công tác BVMT tại các làng nghề. Khẩn trương lập và trình UBND huyện phê duyệt phương án BVMT làng nghề, làm căn cứ để triển khai các hoạt động BVMT làng nghề; chỉ đạo việc thành lập và hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về BVMT làng nghề; có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất trong làng nghề.

Rà soát, đưa vào kế hoạch chuyển đổi ngành nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình ra khỏi khu dân cư đối với các cơ sở, hộ gia đình sản xuất thuộc ngành, nghề không được khuyến khích phát triển và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường kéo dài. Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất, bố trí phân bổ quỹ đất phù hợp với quy hoạch của địa phương để xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề phục vụ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư...

tm-img-alt
UBND tỉnh Nam Định yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra, đấu tranh, phòng chống tội phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về BVMT tại các làng nghề. Ảnh minh họa.

Các sở, ngành, các đơn vị liên quan căn cứ theo chức năng, tăng cường phối hợp, hỗ trợ các địa phương nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về BVMT làng nghề. Hướng dẫn các địa phương, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất thực hiện quy định trách nhiệm về BVMT làng nghề; tạo điều kiện hỗ trợ các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm để thúc đẩy phát triển các nghề truyền thống.

Rà soát, tổng hợp, công bố danh sách các nghề, làng nghề được khuyến khích phát triển và làng nghề gây ô nhiễm môi trường; tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chuyển đổi ngành nghề không khuyến khích phát triển, di dời ra khỏi làng nghề.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Công ty Đạm Ninh Bình tổ chức phát động tết trồng cây xuân Quý Mão 2023

Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh "Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân" Công đoàn công ty đạm Ninh Bình phát động tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn bác hồ" Xuân Quý Mão 2023.

Công đoàn công ty đạm Ninh Bình kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên công ty tích cực tham gia trồng cây, mọi người, mọi đơn vị phòng ban, phân xưởng đều tham gia trồng cây, mỗi đơn vị là một vườn cây, tích cực chăm sóc, bảo vệ cây với phương châm "Trồng cây nào, sống cây đó".

tm-img-alt

Hưởng ứng lời kêu gọi Công đoàn công ty các đơn vị phòng ban, phân xưởng tổ chức trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây bóng mát trong khuân viên công ty. Trong đó xác định địa điểm trồng cây, chọn loại cây phù hợp, cây giống có chất lượng tốt, tranh thủ thời tiết thuận lợi để trồng cây, chăm sóc, bảo vệ cây đúng quy trình kỹ thuật để đạt hiệu quả cao.

Đây cũng là hoạt động thường niên hàng năm của công đoàn công ty, để mỗi cán bộ, công nhân viên thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cả nước trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 theo Chỉ thị 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Huyện Đắk Mil: Người dân “kêu trời” vì bãi rác thải gây ô nhiễm

Nhiều năm nay, người dân làm nương rẫy tại khu vực Đắk Ken, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil liên tục phản ánh việc bãi chứa rác thải của huyện gây ô nhiễm môi trường.

Mặc dù vậy, đến nay tình trạng này vẫn chưa được giải quyết. Đặc biệt, trong thời gian người dân tưới cà phê (Tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau ), bãi rác lại bị đốt gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn kinh tế của người dân.

Theo ghi nhận của phóng viên, bãi rác thải khổng lồ nằm ở khu Đắk Ken, xã Đăk Lao. Ngay từ đầu bãi rác mùi xú uế, hôi thối bốc lên nồng nặc. Bên trong bãi rác lửa khói bốc lên nghi ngút.

tm-img-alt
Bãi rác bị đốt, mùi khói khét, hôi thối, khiến người làm rẫy xung quanh bức xúc.

Sáng ngày 10/2, trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam qua điện thoại, ông Lê Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Mil cho biết: “ Sáng nay anh mới chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Đội đô thị kết hợp với xã đi kiểm tra, làm báo cáo, có giải pháp đề xuất cho huyện hướng xử lý”.

Thực trạng bãi rác Đắk Lao đã quá tải và không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, bãi rác lộ thiên, nước thải (nước mưa và nước rỉ rác) ứ đọng và chảy tràn ra bên ngoài. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và kinh tế người dân và môi trường, đồng thời tránh tình trạng đốt bãi rác xảy ra hàng năm và giải quyết các vấn đề thực trạng của bãi rác, UBND huyện Đắk Mil cần chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, cơ sở thu gom rác rà soát, đề xuất phương án xử lý các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của bãi rác ra môi trường xung quanh, đồng thời đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường và đưa ra các phương án cụ thể để xử lý rác thải tại khu vực này.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Quảng Ngãi: Một doanh nghiệp trúng đấu giá mỏ cát Tịnh An - Nghĩa Dũng 380 tỷ

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa công bố quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa có kết quả thăm dò đối với mỏ cát Tịnh An - Nghĩa Dũng, nằm trên sông Trà Khúc thuộc địa phận xã Tịnh An và Nghĩa Dũng, TP. Quảng Ngãi.

Công ty CP Đầu tư phát triển và Thương mại Bình Minh Miền Trung đã trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Mỏ cát Tịnh An - Nghĩa Dũng thuộc xã Tịnh An và xã Nghĩa Dũng, TP. Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) có diện tích khoảng 53,4 ha, trữ lượng dự báo khoảng 3,4 triệu m3.

tm-img-alt
Mỏ cát Tịnh An - Nghĩa Dũng có trữ lượng lớn vừa được tỉnh Quảng Ngãi đấu giá thành công. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet.

Giá khởi điểm tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với mỏ cát Tịnh An - Nghĩa Dũng được phê duyệt ban đầu để tổ chức bán đấu giá là hơn 25,9 tỷ đồng.

Kết quả tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tăng 73,4% so với giá khởi điểm ban đầu. Cụ thể, số tiền trúng đấu giá lên đến hơn 380 tỷ đồng, vượt gần 15 lần so với giá khởi điểm.

UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Công ty CP Đầu tư phát triển và Thương mại Bình Minh Miền Trung có trách nhiệm nộp tiền trúng đấu giá sau khi có quyết định phê duyệt tiền trúng đấu giá của UBND Tỉnh và trước khi được cấp giấy phép khai thác.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Ninh Thuận: Ký kết Chương trình phối hợp bảo vệ môi trường, thích ứng với BĐKH

Ngày 9/2, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp với các tôn giáo về tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2023-2026. 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đánh giá cao những kết quả bước đầu trên nhiều phương diện trong triển khai thực hiện chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh với Sở TN&MT và các tổ chức tôn giáo và nhấn mạnh: Việc ký kết và thực thi chương trình phối hợp phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia BVMT và thích ứng với BĐKH giai đoạn 2023-2026 sẽ góp phần cùng tỉnh tạo nên những giá trị khác biệt, trong đó có tiêu chí về môi trường, phấn đấu hết mình vì một Ninh Thuận xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Đồng chí mong muốn các vị chức sắc các tôn giáo tiếp tục phát huy sự đoàn kết, cùng với vai trò, uy tín, trách nhiệm của mình để hợp tác chặt chẽ với chính quyền, Mặt trận các cấp trong tuyên truyền, vận động tín đồ, nhân dân đồng thuận và tích cực thực hiện các nội dung BVMT và thích ứng với BĐKH.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Uganda: Sau nhiều năm bị săn trộm, số lượng tê giác và voi đã tăng lên

Ngày 9/2, cơ quan bảo vệ động vật hoang dã của Uganda cho biết, số lượng voi, tê giác và các động vật khác có nguy cơ tuyệt chủng trong các khu bảo tồn của nước này đang dần cải thiện, đảo ngược tình trạng suy giảm trong nhiều năm do những kẻ săn trộm, buôn lậu và xung đột.

Theo cơ quan bảo vệ động vật hoang dã Uganda, quần thể tê giác trắng phương bắc và đen phương đông, từng bị tiêu diệt vào đầu những năm 1980 bởi những người săn lùng sừng tê giác, đã tăng trở lại 32 cá thể kể từ khi một tổ chức từ thiện mang về 4 cá thể vào năm 2005.

tm-img-alt
Kori, con tê giác già nhất, nghỉ ngơi cùng tê giác con bốn tháng tuổi dưới bóng râm tại Khu bảo tồn tê giác Ziwa ở quận Kiryandongo, Uganda ngày 1/12/2021. Ảnh: Reuters.

Cơ quan này cho biết thêm, nhờ tăng cường các nỗ lực bảo tồn, số lượng trâu ở đây đã tăng 77% lên 44.163 con từ năm 1983 đến năm 2021, trong khi voi tăng gần 300% lên 7.975 con so với cùng kỳ.

Quốc gia Đông Phi này đã phải chịu sự suy giảm nghiêm trọng ở một số loài trong những năm 1960 và 1980 do xung đột chính trị và lỗ hổng luật pháp đã tạo điều kiện cho nạn săn trộm, buôn bán và xâm phạm các khu vực động vật hoang dã phát triển mạnh.

Kể từ đó, chính phủ nước này đã đưa ra một loạt các chính sách bảo tồn, bao gồm các án tù dài hạn đối với các hành vi vi phạm.

"Các quần thể động vật hoang dã đang trên đà phục hồi ổn định", cơ quan này cho biết.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 10/2/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới