Thứ năm, 02/05/2024 11:26 (GMT+7)

Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Luật Đồng -  Thứ năm, 06/04/2023 14:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn internet

Theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 và Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Cụ thể:

1. Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản (tại Điều này được gọi chung là hội đồng thẩm định) có trách nhiệm tư vấn cho thủ trưởng cơ quan thẩm định; chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về kết quả thẩm định.

2. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên hội đồng thẩm định, giữa hội đồng thẩm định với chủ dự án, cơ sở theo hình thức tổ chức phiên họp chính thức và các phiên họp chuyên đề do chủ tịch hội đồng quyết định trong trường hợp cần thiết.

3. Phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Có sự tham gia tại phiên họp (trực tiếp hoặc trực tuyến) từ 2/3 (hai phần ba) số lượng thành viên hội đồng thẩm định trở lên, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền (sau đây gọi chung là người chủ trì phiên họp), ủy viên thư ký và ít nhất 01 ủy viên phản biện;

b) Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án, cơ sở;

c) Đã nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Thành viên hội đồng thẩm định tham gia phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định có trách nhiệm viết phiếu thẩm định. Thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt được gửi bản nhận xét trước phiên họp chính thức của hội đồng và được coi là ý kiến của thành viên tham dự phiên họp chính thức của hội đồng nhưng không viết phiếu thẩm định.

5. Đại biểu tham gia phiên họp của hội đồng thẩm định do cơ quan thẩm định quyết định trong trường hợp cần thiết. Đại biểu tham gia được phát biểu ý kiến trong các phiên họp của hội đồng thẩm định, chịu sự điều hành của người chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.

6. Chủ tịch, phó chủ tịch (nếu có) hội đồng thẩm định và ủy viên thư ký hội đồng thẩm định phải là công chức của cơ quan thẩm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường. Chủ tịch hội đồng (hoặc phó chủ tịch hội đồng được chủ tịch hội đồng ủy quyền trong trường hợp vắng mặt), ủy viên thư ký hội đồng có trách nhiệm ký biên bản họp hội đồng thẩm định.

7. Thành viên hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường và nội dung, công việc được chủ tịch hội đồng phân công trong quá trình thẩm định; được cung cấp tài liệu họp ít nhất 03 ngày trước phiên họp của hội đồng thẩm định; được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.

8. Kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định được quy định như sau:

a) Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả thành viên hội đồng thẩm định tham dự phiên họp có phiếu thẩm định thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;

b) Không thông qua: khi có trên 1/3 (một phần ba) số thành viên hội đồng tham dự có phiếu thẩm định không thông qua;

c) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Bạn đang đọc bài viết Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Trường hợp nào không được phép tách thửa đất mới nhất
Theo quy định của pháp luật VN, không phải bất kì trường hợp nào cũng được phép tách thửa đất ra những mảnh đất nhỏ. Nên khi muốn tách thửa đất, người dân cần biết một số trường hợp PL quy định về việc hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa
Quy định về Giấy phép tài nguyên nước
Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
Quy định về thăm dò nước dưới đất
Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
UBND xã được quyền từ chối hòa giải tranh chấp đất đai không?
Việc hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 202 quy định “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.”

Tin mới