Thứ tư, 01/05/2024 22:29 (GMT+7)

TP.HCM: Cấp 150 triệu đồng cho đề tài nghiên cứu KH của giới trẻ

Hiền Vũ -  Thứ tư, 27/02/2019 11:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cơ quan chủ trì Chương trình Vườn ươm sáng tạo khoa học và công nghệ trẻ năm 2019 vừa thông báo nhận hồ sơ đăng ký tham gia sơ tuyển chương trình.

Sở Khoa học Công nghệ Tp.HCM cùng với Thành đoàn TP vừa phối hợp tổ chức Chương trình Vườn ươm sáng tạo khoa học và công nghệ trẻ, nhằm trợ giúp kinh phí cho các nhà khoa học trẻ nghiên cứu đề tài.

Chương trình Vườn ươm sáng tạo KH&CN trẻ sẽ không giới hạn lĩnh vực nghiên cứu. Ảnh: Internet

Chương trình nhằm khuyến khích, tạo điều kiện, đồng thời phát huy tiềm lực về sức trẻ, sức sáng tạo của tuổi trẻ thành phố trong việc tham gia các hoạt động sáng tạo và nghiên cứu khoa học, từ đó đề ra các mô hình- giải pháp mới, hiệu quả, ươm tạo các nhà khoa học trẻ, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của thành phố và đất nước.

Năm nay, kinh phí cấp cho mỗi đề tài lên đến 150.000.000 đồng (Một trăm năm mươi triệu đồng) từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ là đơn vị quản lý và chủ trì thực hiện, từ khâu tổ chức sơ tuyển, xét duyệt, cấp kinh phí và tổ chức nghiệm thu các đề tài của chương trình. Cơ quan này hiện đang nhận hồ sơ xin cấp kinh phí từ các nhà khoa học trẻ có độ tuổi từ 35 tuổi trở xuống, đang sinh sống, học tập, làm việc trên địa bàn Tp.HCM.

Các đối tượng tham gia chương trình cụ thể là cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, giáo viên - giảng viên trẻ, cán bộ công chức trẻ, cán bộ nghiên cứu trẻ thuộc các cơ quan, trường học, trung tâm - viện nghiên cứu; sinh viên. Mỗi đề tài chỉ được đăng ký 01 chủ nhiệm đề tài, không giới hạn số lượng và độ tuổi của cố vấn chuyên môn và cộng tác viên tham gia thực hiện đề tài.

Chương trình Vườn ươm sáng tạo khoa học và công nghệ trẻ không phải là chương trình chuyên ngành nên không giới hạn lĩnh vực đăng ký nghiên cứu. Nội dung khuyến khích nghiên cứu một số vấn đề gắn liền với 7 chương trình đột phá của thành phố; Chú trọng nghiên cứu gắn liền với mục tiêu và nội dung 15 chương trình nghiên cứu chuyên ngành của thành phố: Chương trình CNTT và điện tử viễn thông, Chương trình Công nghệ sinh học, Chương trình vật liệu mới và công nghệ dược, Chương trình Công nghệ công nghiệp – tự động hóa, Chương trình bảo vệ môi trường - tài nguyên và biến đổi khí hậu, Chương trình An ninh thông tin, Chương trình Phát triển vi mạch, Chương trình khoa học và công nghệ năng lượng, Chương trình nông nghiệp và công nghệ thực phẩm, Chương trình Y tế, Chương trình nghiên cứu giảm ngập nước, Chương trình nghiên cứu giảm ùn tắc giao thông,Chương trình khoa học xã hội và nhân văn, Chương trình Quản lý đô thị, Chương trình giáo dục – thể dục thể thao và phát triển nguồn nhân lực.

Các nhà khoa học trẻ Việt Nam. Ảnh: Internet

Để tham gia chương trình này, các nhà khoa học cần gửi một hồ sơ về Phòng Quản lý khoa học và phát triển dự án – Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ, Số 1 Phạm Ngọc Thạch, P. Bến Nghé, Q.1 trước ngày 16/3/2019. Khi nộp hồ sơ, các nhà khoa học cũng phải nộp thêm phí tham gia sơ tuyển là 2.000.000đ (Hai triệu đồng) cho một đề tài đăng ký sơ tuyển. Chi phí trên bao gồm chi phí kiểm định thông tin đề tài, chi phí xét duyệt đề tài.

Sau vòng sơ tuyển, các chủ nhiệm đề tài sẽ trải qua vòng xét duyệt. Đề tài đạt tại vòng xét duyệt sẽ được Ban chủ nhiệm chương trình ký hợp đồng và cấp kinh phí hỗ trợ cho mỗi đề tài lên đến 150.000.000 đồng (Một trăm năm mươi triệu đồng) được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước theo hình thức chuyển khoản 3 đợt trong năm. Các khoản kinh phí thực hiện đề tài và khoản chi cố định phục vụ cho công tác quản lý, tổ chức hội đồng được quy định theo thông tư 55/2015/TTLT-BTC_BKHCN.

Sau khi hoàn thiện nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài sẽ được nghiệm thu và xác nhận hoàn tất chương trình. Mỗi đề tài có thời gian thực hiện nghiên cứu và ra kết quả trong vòng 12 tháng. Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm phân bổ thời gian hợp lý trong khoảng thời gian cho phép theo quy định của chương trình.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Cấp 150 triệu đồng cho đề tài nghiên cứu KH của giới trẻ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hiện trạng và giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà
Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/2/2020 đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng điện gió và điện mặt trời (ĐMT), trong đó có ĐMT mái nhà (ĐMTMN).
Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.

Tin mới