Thứ sáu, 03/05/2024 10:47 (GMT+7)

TP.HCM đề xuất nắn tuyến Vành đai 4, tiết kiệm 4.000 tỷ đồng

Minh Phương -  Thứ hai, 20/02/2023 14:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đường vành đai 4 và cao tốc TP.HCM - Mộc Bài được TP.HCM đề xuất nắn hướng tuyến nhằm phù hợp với điều kiện thực tế, giúp giảm chi phí đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ đề xuất các phương án nắn chỉnh một số đoạn của tuyến Vành đai 4 để giảm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, giúp tiết kiệm khoảng 4.000 tỷ đồng và giảm ảnh hưởng đến 699 hộ dân.

Ngoài  ra, UBND TP.HCM cũng có văn bản  gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất 3 phương án liên quan đến việc triển khai tuyến Vành đai 4 theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Theo đó, phương án một, tuyến này gần như đi trùng quy hoạch, dài hơn 17 km, phạm vi giải tỏa gần 155 héc-ta. Theo phương án này, tổng mức đầu tư dự án gần 17.800 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng lên đến hơn 10.600 tỉ đồng còn lại là xây lắp.

tm-img-alt
Ảnh: Internet

Với phương án hai, dự kiến đoạn đầu tuyến dài khoảng 9,7 km sẽ nắn chỉnh về phía Nam, tránh đường Bàu Lách và Nguyễn Thị Rành. Gần 4km tiếp theo cũng nắn lại để tránh đường Trung Viết, Cao Thị Bèo. Theo phương án này, kinh phí đầu tư giảm còn khoảng 13.800 tỉ đồng, trong đó tiền giải phóng mặt bằng là hơn 6.900 tỉ đồng.

Với phương án ba, tuyến nắn chỉnh sẽ khoảng 14,1km về phía Nam để tránh các đường hiện hữu, tổng kinh phí khoảng 13.600 tỉ đồng. Trong đó, phần bồi thường chiếm gần 6.700 tỉ đồng. Cách này được Sở Giao thông Vận tải TPHCM đánh giá là khả thi vì tuyến đi thẳng, ngắn, chi phí đầu tư thấp hơn các hướng còn lại.

Theo đó, phương án ba cũng hạn chế ảnh hưởng đến người dân vì chỉ di dời khoảng 481 căn nhà và công trình, trong khi phương án một cần giải tỏa 1.150 trường hợp, còn phương án hai cần giải tỏa 486 trường hợp.

Trong các phương án được đưa ra, TP. HCM đánh giá phương án 3 là khả thi nhất. Bởi lẽ, phương án này nắn chỉnh một đoạn dài 14,7km về phía Nam 1.300m tránh đường hiện hữu, đoạn còn lại trùng quy hoạch.

Ngoài 3 phương án về hướng tuyến nói trên, sở cũng kiến nghị TP. HCM đảm nhận xây thêm hạng mục cầu vượt kênh Thầy Cai nối TP. HCM - Long An (thuộc thẩm quyền triển khai của tỉnh Long An) để dự án được đồng bộ.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP. HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chi tiết tại Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 28-9-2011. Dự án có tổng chiều dài 197,6km đi qua địa bàn các địa phương gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP. HCM và Long An.

Đường Vành đai 4 qua địa phận TP. HCM đi qua 2 huyện Củ Chi và Nhà Bè. Dự án có điểm đầu giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và điểm cuối tại cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP. HCM).

Dự kiến, dự án khởi công trong năm 2024 và hoàn thành trước năm 2028.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM đề xuất nắn tuyến Vành đai 4, tiết kiệm 4.000 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bắc Giang: Những bãi rác tự phát gây ô nhiễm
Phong trào dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã được các địa phương quan tâm triển khai tạo chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn còn những bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường.
Bài thơ: Yên bình
Em hãy sống một đời bình yên nhé///Nhìn mọi điều như đứa trẻ giản đơn///Như bản chất vốn sinh ra là thế///Bận lòng gì vài ba chuyện thiệt hơn.