Thứ sáu, 26/04/2024 12:04 (GMT+7)

Trảng Bom (Đồng Nai): Cần kiểm tra, xử lý bãi phế liệu Anh Phong gây ô nhiễm môi trường

PV -  Thứ bảy, 01/04/2023 16:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo phản ánh người dân, bãi phế liệu Anh Phong hoạt động trong thời gian dài tại xã Bình Minh đã gây ồn ào, bụi bặm ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Bãi phế liệu này còn sử dụng tro xỉ sắt chưa qua xử lý để làm vật liệu san lấp mặt bằng.

Theo phản ánh của người dân, trên đường Võ Nguyên Giáp đoạn chạy qua xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai xuất hiện bãi phế liệu hoạt động trái phép gây ô nhiễm môi trường, trong thời gian dài . Bãi phế liệu này có tên Anh Phong, là nơi tập kết, phân loại và xử lý các phế liệu kim loại.

tm-img-alt
tm-img-alt

Bãi phế liệu Anh Phong hoạt động trái phép trong thời gian dài tại xã Bình Minh.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động bãi phế liệu gây bụi, tiếng ồn ảnh hưởng tác động tiêu cực đến cuộc sống người dân. Ngoài ra, người dân nơi đây cho biết, bãi sắt phế liệu này đang hoạt động không phép, sử dụng đất sai mục đích, trong quá trình bốc dỡ sắt lên xuống xe gây ồn ào và bụi sắt bay tứ tung; Nhiều xe tải ra vào bãi phế liệu tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông cho người tham gia.

Thậm chí người dân còn phản ánh bãi phế liệu Anh Phong sử dụng tro xỉ sắt chưa qua xử lý làm vật liệu san lấp mặt bằng. Xỉ sắt là một trong chất thải kim loại nặng, độc hại nếu không được xử lý mà xả thải trực tiếp môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng đất cũng như nguồn nước. Chứ đừng nói đến dùng trực tiếp làm vật liệu san lấp mặt bằng.

tm-img-alt

Bãi phế liệu này cònsử dụng tro xỉ sắt chưa qua xử lý để làm vật liệu san lấp mặt bằng.

Được sự chỉ dẫn của người dân, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có mặt tại bãi phế liệu Anh Phong. Bãi phế liệu này toạ lại tại thửa số 87 và 88 tờ số 29, xã Bình minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Theo quy hoạch được công bố, thửa đất số 87 có diện tích 3.075m2 và thửa số 88 có diện tích 3.846m2 đều mục đích sử dụng là đất bằng trồng cây hàng năm (BHK).

Thế nhưng điều khó hiểu là bãi phế liệu Anh Phong vẫn ngang nhiên, công khai hoạt động suốt thời gian dài tại 2 thửa đất nêu trên.

Theo ghi nhận của PV, xung quanh bãi sắt phế liệu Anh Phong chỉ được quây tôn hoạt động ngay đường Võ Nguyên Giáp khi xe chở sắt phế liệu ra vào tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông, bên trong bãi máy xúc ngoàm từng khối sắt trên các xe tải xuống đập dẹp gây ồn ào, đinh tai nhức óc, phát sinh bụi mịt mù.

Để trả lời những câu hỏi trên, PV đã liên hệ với bà Trần Thị Nhiên – Chủ tịch UBND xã Bình Minh, huyện Trảng Bom thì vị Chủ tịch này cho biết, đã tiếp nhận thông tin và sẽ kiểm tra trong thời gian tới.

tm-img-alt
tm-img-alt

Trong quá trình hoạt động bãi phế liệu gây bụi, tiếng ồn, tác động tiêu cực đến cuộc sống người dân.

Tiếp đến ngày 22/3/2023, PV đã đến trực tiếp UBND xã Bình Minh để tìm hiểu thông tin thì được ông Hoàng Quốc Việt – Phó Chủ tịch UBND xã hẹn buổi chiều sẽ cho đoàn kiểm tra thực địa với PV. Tuy nhiên đợi cả buổi chiều, khi PV liên hệ thì vị Phó Chủ tịch UBND xã này cùng với cán bộ địa chính đang bận họp trên huyện nên không thể kiểm tra được.

Sau đó PV đã liên hệ với ông Lê Mạnh Hùng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bom, sau được cử trao đổi với ông Lê Vượng – Phó phòng Tài nguyên và Môi trường, ông Vượng cho biết: “Hiện trên địa bàn xã Bình Minh chưa có bãi phế liệu nào đăng ký với huyện được cấp phép chấp thuận.”

tm-img-alt

Xung quanh bãi sắt phế liệu Anh Phong chỉ được quây tôn hoạt động ngay đường Võ Nguyên Giáp.

Như vậy, rõ ràng bãi sắt phế liệu Anh Phong đang hoạt động trái phép. Công tác PCCC, thực hiện các điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề có điều kiện, kế hoạch bảo vệ môi trường chưa được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, ảnh hưởng tác động về môi trường gồm có tiếng ồn, bụi ( phát sinh trong quá trình lên xuống bóp, dẹp hàng hóa sắt phế liệu)… vẫn chưa được cơ quan chức năng và cấp phép.

Từ những vi phạm trên PV cũng đã thông tin tới ông Lê Ngọc Tiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom để có hướng xử lý.

Vậy bãi sắt phế liệu Anh Phong hoạt động trong nhiều năm, chính quyền xã Bình Minh và huyện Trảng Bom có biết hay không? UBND huyện Trảng Bom có kiên quyết chỉ đạo cơ quan chức năng xử lý dứt điểm cơ sở này hay không? Trách nhiệm lãnh đạo huyện Trảng Bom và xã Bình Minh đến đâu trong vấn đề này?

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Trảng Bom (Đồng Nai): Cần kiểm tra, xử lý bãi phế liệu Anh Phong gây ô nhiễm môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.