Thứ sáu, 26/04/2024 08:32 (GMT+7)

Ước tính 6,5 triệu người tử vong sớm mỗi năm do ô nhiễm không khí

MTĐT -  Thứ bảy, 22/08/2020 11:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 6,5 triệu người tử vong sớm mỗi năm do ô nhiễm không khí, đến 90% dân số đang phải hít thở bầu không khí chất lượng kém

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ô nhiễm không khí là “thủ phạm giấu mặt” gây ra khoảng 6,5 triệu ca tử vong sớm trên thế giới, trong đó, 91% ở các nước nghèo và đông dân ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đứng đầu danh sách ô nhiễm môi trường, chiếm 50% số ca tử vong do ô nhiễm không khí trên toàn cầu.

Ô nhiễm không khí là do sự thay đổi trong thành phần của không khí. Chủ yếu từ khói, bụi, hơi hoặc các khí độc gây ra tình trạng biến đổi khí hậu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, phá hỏng môi trường tự nhiên của nhiều loài sinh vật khác. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây nguy cơ đột quỵ, suy nhược thần kinh, bệnh tim mạch, ung thư, cùng hàng loạt các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phổi, thậm chí ung thư phổi ngày càng tăng cao.

Ô nhiễm không khí là do sự thay đổi trong thành phần của không khí. Chủ yếu từ khói, bụi, hơi hoặc các khí độc gây ra tình trạng biến đổi khí hậu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra 6 chất chính gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người bao gồm: Các hạt bụi mịn (PM2.5 và PM10), oxit nitơ (NOx), oxit lưu huỳnh (SOx), carbon monoxit (CO), chì (Pb), ozone (O3) tầng mặt đất, các hạt vật chất khí quyển lơ lửng.

Chất gây ô nhiễm có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc do con người tạo ra, có hai loại gồm sơ cấp và thứ cấp. Các chất gây ô nhiễm được phân loại sơ cấp và thứ cấp, trong đó chất gây ô nhiễm thứ cấp bao gồm sương khói (chủ yếu đến từ lượng khí thải xe cộ và công nghiệp), ozone tầng mặt, peroxyacetyl nitra… Chất gây ô nhiễm sơ cấp thường được phát thải từ các quá trình như tro từ phun trào núi lửa, hay hoạt động sản xuất.

Báo cáo mới được công bố dựa trên dữ liệu được thu thập từ hơn 3.000 địa điểm trên khắp toàn cầu. Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng, có đến 92% người dân trên toàn thế giới đang phải sinh sống và làm việc ở những nơi có chất lượng không khí tệ hại, mức độ ô nhiễm vượt quá mức mà WHO quy định.

Dữ liệu trên tập trung vào đo lường các loại vật chất dạng hạt có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet, hay còn gọi là PM2.5. Loại vật chất này bao gồm các chất độc hóa học như Sulfate và carbon đen, có khả năng thâm nhập sâu vào phổi hay hệ tim mạch của con người. Không khí có chứa trên 10 microgram PM2.5 trên mỗi mét khối được xem là không đạt tiêu chuẩn sức khỏe.

Một thống kê đầu năm nay của Liên hợp quốc đã chỉ ra rằng, 7 trong số 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới nằm ở Ấn Độ.

Các vùng bị ô nhiễm không khí nhiều nhất tập trung ở khu vực vực Tây Á và Đông Nam Á. Theo dữ liệu mới nhất, 97% thành phố ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình với hơn 100.000 dân không đáp ứng các tiêu chuẩn về không khí của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Với các nước có thu nhập cao, tỉ lệ giảm xuống 49%.

Một thống kê đầu năm nay của Liên hợp quốc đã chỉ ra rằng, 7 trong số 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới nằm ở Ấn Độ. Theo Tổ chức Giám sát chất lượng không khí AirVisual và Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace), thì vào năm 2018, Gurugram là thành phố có mức độ ô nhiễm nặng nhất thế giới. Tổng cộng 18 trong số 20 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới thuộc về các nước Nam Á.

Không chỉ tồn tại ở ngoài trời, nhân loại còn phải đối mặt với ô nhiễm không khí trong nhà, nguyên nhân tử vong của khoảng 3,8 triệu người trên toàn thế giới mỗi năm, tương đương 7,7% cái chết trên toàn cầu. Các nguồn gây ô nhiễm này bao gồm khói thuốc lá, khói than, củi, các hóa chất có trong sơn hoặc các sản phẩm làm sạch, khí máy lạnh và một số chất có trong vật liệu xây dựng.

Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng ô nhiễm không khí trong nhà nghiêm trọng hơn ngoài trời. Do cấu trúc khép kín của ngôi nhà hoặc những tòa nhà, dòng không khí trong lành sẽ bị hạn chế làm chất lượng không khí kém đi. Trong khi đó, có tới 80% hoạt động của con người diễn ra trong nhà. Theo các báo cáo, khoảng 800.000 trẻ em dưới 5 tuổi nằm trong số 2 triệu người chết bởi mắc các bệnh về hô hấp do ô nhiễm không khí trong nhà.

PV (T/H)

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Ước tính 6,5 triệu người tử vong sớm mỗi năm do ô nhiễm không khí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.