Thứ sáu, 26/04/2024 07:36 (GMT+7)

Vì sao ô nhiễm không khí là “kẻ giết người thầm lặng”?

MTĐT -  Thứ tư, 20/11/2019 16:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 92% dân số thế giới đang hít bầu không khí không trong lành. Việt Nam nằm trong các quốc gia có chất lượng không khí kém trên thế giới.

Ô nhiễm không khí ở mức nguy hại kéo dài suốt thời gian qua khiến nhiều người rơi vào trạng thái lo lắng, hoang mang. Nhiều người chọn cách hạn chế ra khỏi nhà, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Để tránh bụi mịn, người phải di chuyển nhiều trên đường chọn cách nai nịt rất kỹ lưỡng và sử dụng tới 2-3 khẩu trang để hạn chế hít phải bụi mịn.

Theo Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 92% dân số thế giới đang hít bầu không khí không trong lành. Việt Nam nằm trong các quốc gia có chất lượng không khí kém trên thế giới, trong đó ô nhiễm bụi là vấn đề nổi cộm.

Ở Hà Nội, theo thống kê năm 2018, dân số khoảng 8 triệu người, 6 triệu xe gắn máy, 600 ngàn ôtô, và sự bùng phát các công trình xây dựng do quá trình đô thị hóa nhanh, cùng với việc tiêu thụ 40 triệu Kwh điện và hàng triệu lít xăng dầu mỗi ngày đã gây ra nguồn phát thải khí nhà kính, gây biến đổi khí hậu và làm suy giảm chất lượng không khí của thành phố.

Theo báo cáo mới nhất từ tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm môi trường đã tước đi sinh mạng của hơn 6,1 triệu người mỗi năm, trong đó hơn 1,7 triệu nạn nhân là trẻ em dưới 5 tuổi.

Chia sẻ với Zing, TS.BS Cao Hồng Phúc, Giảng viên Học viện Quân y 103 (Hà Nội) cho rằng, các tác động của môi trường đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, trong đó có tác hại của bụi. Thực chất, các tác động từ môi trường đều có hại như nhau, chứ không chỉ riêng bụi mới đáng sợ. Bụi có thể gây ra những tác động, rối loạn sức khỏe từ nhỏ như ngứa ngáy, khó chịu hệ hô hấp đến nặng hơn như ho, sốt, khó thở, thậm chí, có thể gây ra suy hô hấp.

Nhưng người ta buộc phải chú ý đến bụi và tác hại của chúng vì không nhìn thấy được. Những hạt bụi nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng lại được chúng ta hít thở hàng ngày. Chúng ta vẫn không biết và bụi tiếp tục gây ra hiệu ứng tích lũy. Chúng gây suy giảm sức khỏe một cách thầm lặng mà ta không phát hiện ra. Khi phát hiện ra thì đã muộn. Vì vậy, người ta coi bụi có tác động thầm lặng đến sức khỏe chứ không phải ngay lập tức.

Trẻ em, người già là đối tượng dễ bị tác động và gặp rối loạn sức khỏe do không khí. Còn những người bị mắc bệnh lý hô hấp dễ bị tác động vì 3 lý do: Hệ hô hấp không còn khỏe mạnh, giảm lớp dịch nhầy, giảm lượng kháng thể bề mặt, độ bền vững của lớp niêm mạc bề mặt hô hấp yếu ớt vì vậy dễ bị tổn thương, bụi dễ dàng đi sâu xuống phía dưới của phổi so với người bình thường. Một bệnh nhân hô hấp bị chứng tăng tiết dịch nhầy, lớp dịch nhầy này sẽ dính các hạt bụi lại ở ngay cửa ngõ cơ thể, tạo thành đờm bẩn như đờm ở mũi, họng, khí quản, gây ra các hiện tượng viêm mũi, viêm họng, viêm khí quản.

Những người mắc bệnh lý nặng hơn như viêm phế quản mạn tính, bệnh siêu vi, khí phế thũng, bản thân chức năng hô hấp của họ đã bị suy giảm, nếu nhiễm thêm bụi không khí, chức năng hô hấp nhanh bị suy giảm nhanh hơn, nặng hơn, dễ bùng phát.

Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, chuyên gia khuyến cáo người dân nên hạn chế ra ngoài, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ em, người già và những người mắc bệnh về hô hấp. Nếu có việc phải ra ngoài, cần đeo khẩu trang có chức năng lọc khí để tránh khói, bụi. Khi đi ra ngoài về, nên rửa mũi, họng bằng nước muối sinh lý.

Theo bác sĩ Nguyễn Phượng Hoàng, chuyên gia kiểm soát lây truyền lao quốc gia, Trưởng khoa Vi sinh, Bệnh viện phổi Hà Nội, các loại khẩu trang cotton hoạt tính, khẩu trang y tế chỉ có tác dụng ngăn bụi thô kích thước lớn, không thể ngăn bụi mịn dưới 2,5 micromet, loại bụi mà mắt thường không thể nhìn thấy và có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Bác sĩ Hoàng cho biết, những loại khẩu trang đạt tiêu chuẩn của Viện quốc gia về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Mỹ (NIOSH), có ký hiệu N95, N99 hoặc đạt tiêu chuẩn chuẩn châu Âu có ký hiệu FFP2, nếu dùng đúng cách có thể lọc được 85-99% hạt bụi có kích thước chỉ 0,3 micromet, ngăn được cả vi khuẩn, virus.

Các chuyên gia khuyến cáo, nguyên tắc khi sử dụng khẩu trang chống bụi, vi khuẩn, virus là không được giặt, nếu bẩn thì loại bỏ và dùng cái khác, bởi giặt sẽ làm phá vỡ cấu trúc màng lọc của khẩu trang, khi đó khẩu trang không còn chức năng lọc nữa.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao ô nhiễm không khí là “kẻ giết người thầm lặng”?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.