Thứ sáu, 26/04/2024 12:56 (GMT+7)

Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, cạnh tranh&thân thiện môi trường

Tùng Anh -  Thứ tư, 09/09/2020 10:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững dựa trên nền tảng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) đang là xu hướng tất yếu của thời đại.

Trước những cơ hội, thách thức hiện nay, mục tiêu của ngành nông nghiệp hướng tới là: Xây dựng nền nông nghiệp thông minh hiện đại, cạnh tranh quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh, cải thiện đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái và góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng; tiếp tục tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với lợi thế từng vùng, từng địa phương tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hay nhỏ đều dựa vào năng suất; gắn với thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế, lấy thị trường quốc tế là mục tiêu để cạnh tranh, phát triển.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm một mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh TL

Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững dựa trên nền tảng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) đang là xu hướng tất yếu của thời đại. Vì vậy, từng địa phương cần đánh giá tiềm năng, thế mạnh một cách tổng thể về địa lý, khí hậu, đất đai, từ đó chọn ra những vùng thích ứng sản xuất loại cây con có giá trị kinh tế để đầu tư sẽ cho hiệu quả cao.

Thực trạng

Đầu tư vào nông nghiệp thuận lợi ít, rủi ro nhiều vì phụ thuộc lớn vào thời tiết cộng với khí hậu ngày một khắc nghiệt. Ông cha ta đã để lại câu nói: “Ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả” minh chứng cho đầu tư vào nông nghiệp là vô cùng khó khăn. Trong khi đó Nhà nước vẫn chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đến nay doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm 1%.

Theo Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Giống cây trồng Thái Bình Trần Mạnh Báo, người đã dành cả cuộc đời cho phát triển ngành nông nghiệp cho rằng, những điểm “nghẽn” đầu tư vào nông nghiệp gồm: Luật Đất đai không ổn định nên DN khó sản xuất lớn để ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN). Liên kết DN với nông dân còn lỏng lẻo.

Hợp tác xã đại diện cho nông dân liên kết với doanh nghiệp vẫn chưa xây dựng được lòng tin với nông dân. Vì thế, Nhà nước phải có chính sách cụ thể vấn đề này để hai bên đều có trách nhiệm, khi xảy ra tranh chấp có những điều khoản để tự giải quyết.

Nhà nước cần có chính sách cho KHCN đầu tư vào nông nghiệp thật rõ ràng, cụ thể. Đồng thời cơ quan khoa học Nhà nước phải giới thiệu và hướng cho DN đầu tư vào nông nghiệp; bảo vệ quyền trí tuệ cho các công nghệ, giải quyết nhanh chóng khi bị đánh cắp công nghệ.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia cho rằng, hạn chế của nông nghiệp hiện nay là phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nguyên nhân sâu xa hơn là đất đai. Riêng phần KHCN đầu tư vào nông nghiệp đến nay cũng không thua kém gì các nước trong khu vực nhưng mắc ở khâu liên kết và thực hiện.

Giải pháp

Bài toán lớn nhất của nông nghiệp Việt Nam hiện nay là hướng tới mục tiêu tăng giá trị nông sản, bảo đảm nông sản an toàn, tăng thu nhập cho nông dân, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia và quốc tế.

Để giải quyết những vấn đề trên, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, phát triển toàn diện nông thôn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Giống cây trồng Thái Bình Trần Mạnh Báo đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp căn cơ và đồng bộ sau:

1. Về cơ chế chính sách: Cần rà soát, bổ sung, xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.

2. Quy hoạch phải đi trước một bước song phải dựa vào địa lý, khí hậu, đất đai của từng vùng, thích ứng cho từng loại cây con để nuôi trồng. Phải chọn những cây con có giá trị kinh tế cao. 

3. Dành nguồn lực cho khu vực đầu tư nông nghiệp CNC: Ưu tiên nguồn lực về đất đai, tài chính cho giao thông thủy lợi nhằm đáp ứng được yêu cầu, tiêu chí cho khu công nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC.

4. Lựa chọn công nghệ: Công nghệ là quyết định thành bại của dự án nông nghiệp ứng dụng CNC. Bắt buộc và cũng là điều tiên quyết phải dựa trên các tiêu chí của CNC để lựa chọn công nghệ. Nếu lựa chọn công nghệ không đáp ứng được tiêu chí của CNC sẽ rủi ro lớn, thậm chí thất bại. Để đáp ứng được các tiêu chí nông nghiệp ứng dụng CNC chỉ có ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp là tối ưu nhất và khả thi nhất. Đây cũng là xu thế phát triển của thời đại.

5. Xây dựng thương hiệu quốc gia và quốc tế: Thương hiệu sản phẩm phải dựa trên nền tảng công nghệ khi chọn công nghệ tiên tiến đúng và trúng là tiền đề cho xây dựng thương hiệu sản phẩm.

6. Tổ chức sản xuất và kết nối thị trường: Nói đến nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao thì không thể thiếu KHCN. Phải coi KHCN và DN là nhân tố quyết định đến nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao và yếu tố quản trị nông nghiệp cũng quan trọng.

Vì vậy phải tăng cường nguồn nhân lực cho nông nghiệp CNC từ sản xuất đến lưu thông hàng hóa. Muốn có một khu nông nghiệp ứng dụng CNC thành công như kỳ vọng thì Nhà nước phải là trung tâm, là người tổ chức kết nối và cũng là người tháo gỡ những bất cập trong quá trình thực hiện.

Còn nhớ tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm về tái cơ cấu nông nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng từng phát biểu : Phát triển nông nghiệp giai đoạn tới, cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn nữa tái cơ cấu ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng để phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân trên cơ sở khai thác hiệu quả lợi thế của từng vùng, miền, địa phương và từng lĩnh vực. 


"Phải tổ chức lại thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường bán lẻ. Cùng với đó, phải tạo ra các sản phẩm có chất lượng, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân. Đối với thị trường thế giới, phải giữ vững các thị trường truyền thống, đồng thời tích cực đàm phán để đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đến các thị trường mới; tích cực quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng  lưu ý.

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, cạnh tranh&thân thiện môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.