Thứ ba, 30/04/2024 00:17 (GMT+7)

6 nước châu Âu ký Tuyên bố chung bảo vệ cơ sở hạ tầng ở Biển Bắc

MTĐT -  Thứ tư, 10/04/2024 09:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

6 quốc gia gồm Bỉ, Anh, Đan Mạch, Đức, Na Uy và Hà Lan vừa ký Tuyên bố chung bảo vệ cơ sở hạ tầng ở Biển Bắc.

Trong tuyên bố, Thứ trưởng An ninh Năng lượng Anh, Andrew Bowie khẳng định Biển Bắc là động lực thúc đẩy tham vọng năng lượng tái tạo và lượng phát thải ròng bằng không của châu Âu, giúp tăng cường an ninh năng lượng của lục địa này.

Do đó, ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của các nước này hiện tại và trong tương lai.

Bộ trưởng Andrew Bowie nói thêm rằng, việc thắt chặt quan hệ giữa các nước láng giềng chủ chốt ở Bắc Âu sẽ giúp họ đạt được tham vọng đó và thỏa thuận này là một minh chứng rõ ràng nhất.

tm-img-alt
Bảo vệ cơ sở hạ tầng năng lượng tại biển Bắc trở thành trọng tâm an ninh của các nước Tây Âu. Ảnh: Shutterstock 

Khí đốt và dầu mỏ ở Biển Bắc là nguồn tài nguyên quan trọng đối với toàn bộ thị trường năng lượng châu Âu. Những thách thức an ninh gần đây ở Biển Bắc hay Biển Baltic cho thấy các không gian an ninh chiến lược của châu Âu dễ bị tổn thương như thế nào.

Vụ nổ đường ống khí đốt Nord Stream năm 2022 là hồi chuông cảnh báo về các cơ sở hạ tầng không được bảo vệ của châu Âu đang ngày một lộ rõ.

Tình hình ở Biển Bắc và Biển Baltic xấu đi sau khi Nord Stream AG ngày 27/9/2022 thông báo ghi nhận các vụ nổ xảy ra trên các tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc và Dòng chảy phương Bắc 2 trước đó một ngày.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức đã mở các cuộc điều tra riêng rẽ, trong khi Nga cũng tiến hành điều tra theo hướng nghi hành vi phá hoại.

Hiện Đan Mạch đã dừng điều tra với lý do không đủ cơ sở để theo đuổi vụ việc. Thụy Điển cũng đưa ra quyết định tương tự với lý do nước này không có đủ thẩm quyền trong vụ việc.

Trước đó, người đứng đầu Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen từng thừa nhận: “Các hành động phá hoại đường ống Nord Stream đã cho thấy cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng ta dễ bị tổn thương như thế nào. Thậm chí, sự cố này đã khiến một số quốc gia buộc phải gửi quân đội đến khu vực biển Bắc để bảo vệ các hệ thống năng lượng dễ bị tổn thương".

Giới chuyên gia nhận định, biển Bắc sẽ sớm trở thành trung tâm năng lượng xanh lớn nhất thế giới, nơi được lắp đặt các công viên điện gió, các cơ sở hạ tầng kết nối. Công suất sản xuất của các tuabin gió ngoài khơi biển Bắc hiện ở mức 7 GW/năm và các nước trên đặt mục tiêu tăng công suất này lên 20 GW.

Hải Đăng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết 6 nước châu Âu ký Tuyên bố chung bảo vệ cơ sở hạ tầng ở Biển Bắc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Hàng tấn cá chết bất thường trên sông Mã
Từ ngày 19/3 đến 28/4, trên địa bàn các xã Thiết Kế, Thiết Ống, Ban Công, Ái Thượng và thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước(Thanh Hóa) xuất hiện hàng tấn cá lồng nuôi chết bất thường có hàng chục trên sông Mã khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...