Thứ năm, 02/05/2024 00:11 (GMT+7)

An Giang: Học sinh làm chậu cây ươm từ lòng yêu khoa học và môi trường

MTĐT -  Thứ bảy, 06/05/2023 10:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hai em học sinh Trần Nhựt Hào và La Thế Trân (Trường THPT Nguyễn Khuyến, tỉnh An Giang) đã nỗ lực nghiên cứu tái chế bã mía, thân chuối thành chậu ươm cây thân thiện môi trường.

tm-img-alt

Để tâm đến cuộc sống xung quanh, trăn trở những điều người lớn còn chưa nghĩ đến, Trần Nhựt Hào (lớp 11A2) và La Thế Trân (lớp 11A1, Trường THPT Nguyễn Khuyến, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) dùng khoa học để giải quyết trăn trở ấy. Thấy bã mía chất thành đống sau khi sử dụng, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa lãng phí, cùng với khu vườn chuối tại nhà Hào, chuối thu hoạch xong thì thân chuối bị đốn bỏ. Hai cậu học sinh tìm đến nhau, cùng nghĩ cách giải quyết bằng vốn kiến thức được học trong nhà trường. Hơn 1 năm trời, bài toán ấy đã được giải thành công.

tm-img-alt

Từ lòng yêu khoa học và môi trường của hai, chậu cây được tạo ra. Ngược lại, chúng tiếp tục nuôi dưỡng sức sáng tạo và tinh thần say mê nghiên cứu khoa học của các em.

Nỗ lực nghiên cứu tái chế bã mía, thân chuối thành chậu kiểng thân thiện môi trường của Trân và Hào được đền đáp xứng đáng bằng giải nhì Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2022-2023 tỉnh An Giang, sau đó là giải nhất cấp quốc gia.

tm-img-alt

Lúc đầu, các em chỉ thử nghiệm trên bã mía. Tuy nhiên, nhược điểm của nguyên liệu này là khô, khó tái chế thành sản phẩm ưng ý. Các em lại chuyển hướng kết hợp bã mía với thân chuối, băm nhỏ, phơi, đem xay nhuyễn thành bột. Bước cuối cùng là trộn với bột keo, một chất kết dính. Nguyên liệu trên được trộn với nước, sau quá trình nhồi đều tay sẽ nở ra, dễ dàng tạo hình sản phẩm. Nói thì dễ, thực tế Hào và Trân phải mất 5-6 tháng thử nghiệm, trên 100 lần thất bại mới tìm ra tỷ lệ pha trộn phù hợp. Sai lệch một tí đều không thể phát huy tác dụng của bột.

Một khâu khác cũng gian truân không kém, là nhờ người chế tạo khuôn làm lọ ươm cây. Sử dụng khuôn bằng nhựa thì không đạt, khuôn bằng xi-măng hoặc inox lại không đẹp. Nhiều tiệm sắt từ chối thực hiện theo thiết kế của các em, mãi đến khi gặp một chủ tiệm là kỹ sư cơ khí. Các em được hỗ trợ nhiệt tình, mày mò chế tạo theo đúng ý tưởng.

tm-img-alt

Sản phẩm được phơi nắng 2-3 ngày đến khi khô cứng lại. Ngoài lọ ươm cây, các em nặn rất nhiều chậu cây đủ kích thước, hình dáng.

Theo các em, đây là vật dụng phổ biến trong gia đình, cơ quan, trường học, vì thế sản phẩm tái chế dễ dàng ứng dụng vào thực tế.

tm-img-alt

Tính ra, mỗi chậu cây thế này chỉ có giá vài ngàn đồng, nhưng lại chứa đựng giá trị to lớn: Chúng được làm từ trí tuệ của học sinh THPT, có khả năng giữ độ ẩm và dinh dưỡng thiết yếu cho cây, giảm lượng nước tưới. Sản phẩm được trang trí màu sắc để thêm phần sinh động, trưng bày khắp nơi trong Trường THPT Nguyễn Khuyến.

Thanh Hạ (T/h)

Bạn đang đọc bài viết An Giang: Học sinh làm chậu cây ươm từ lòng yêu khoa học và môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.

Tin mới