Thứ hai, 20/03/2023 20:18 (GMT+7)

Ăn một con cá trong sông hồ ở Hoa Kỳ bằng cả tháng uống nước nhiễm độc

MTĐT -  Thứ hai, 30/01/2023 07:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một nghiên cứu mới cho thấy, ăn một con cá nước ngọt đánh bắt ở các sông hồ ở Hoa Kỳ tương đương với việc uống nước bị nhiễm “hóa chất vĩnh cửu” độc hại trong một tháng.

Một nghiên cứu mới cho thấy, ăn một con cá nước ngọt đánh bắt ở các sông hồ ở Hoa Kỳ tương đương với việc uống nước bị nhiễm “hóa chất vĩnh cửu” độc hại trong một tháng.

Hóa chất vô hình có tên PFAS được phát triển vào những năm 1940 để chống nước và nhiệt. Hiện nay, PFAS đang được ứng dụng trong chảo chống dính, các mặt hàng dệt may, bọt chữa cháy và bao bì thực phẩm.

Tuy nhiên, PFAS không thể phân hủy trong tự nhiên. Như vậy, theo thời gian, các chất ô nhiễm này đã tích tụ trong không khí, đất, hồ, sông, thực phẩm, nước uống, thậm chí là cơ thể chúng ta.

tm-img-alt
Nghiên cứu mới cảnh báo cá đánh bắt ở sông hồ địa phương có thể là một nguồn chính dẫn đến phơi nhiễm PFAS ở Hoa Kỳ. Nguồn: phys.org

Những lời kêu gọi quy định chặt chẽ hơn với PFAS ngày càng nhiều, bởi chúng liên quan đến hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như gây tổn thương gan, cholesterol cao, suy giảm miễn dịch và một số loại ung thư.

Để nghiên cứu về sự ô nhiễm PFAS trong đánh bắt cá tại địa phương, các nhà khoa học đã phân tích hơn 500 mẫu lấy từ các sông, hồ trên khắp Hoa Kỳ từ năm 2013-2015.

Theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Environmental Research, nồng độ PFAS trung bình trong cá là 9.500 nanogram/kg. Trong số đó, gần ba phần tư “hóa chất vĩnh cửu” được phát hiện là PFOS, một trong những chất phổ biến và nguy hiểm nhất giữa hàng nghìn loại PFAS.

Các nhà nghiên cứu đã tính toán và thấy rằng, chỉ ăn một con cá nước ngọt như vậy tương đương với uống nước chứa PFOS ở mức 48ppt (phần nghìn tỷ) trong một tháng. Trong khi đó, năm ngoái, Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ đã hạ mức PFOS an toàn trong nước uống là 0,02ppt.

Nghiên cứu cũng cho thấy, tổng mức PFAS trong cá nước ngọt cao hơn 278 lần so với mức được tìm thấy trong cá bán thương mại.

“Mối đe dọa hóa học lớn nhất”

David Andrews, một nhà khoa học cấp cao tại Nhóm Công tác môi trường phi lợi nhuận, người dẫn dắt nghiên cứu, cho biết những phát hiện này đặc biệt đáng lo ngại, đặc biệt với các cộng đồng tiêu thụ cá như nguồn cung cấp protein chính, hoặc vì các lý do xã hội, văn hóa.

“Nghiên cứu này khiến tôi vô cùng phẫn nộ vì các công ty sản xuất và sử dụng PFAS đã gây ô nhiễm trên toàn cầu và không chịu trách nhiệm”, ông nói.

Patrick Byrne, một nhà nghiên cứu ô nhiễm môi trường tại Đại học Liverpool John Moores (Vương quốc Anh), người không tham gia vào nghiên cứu, nhận xét PFAS “có lẽ là mối đe dọa hóa học lớn nhất mà loài người phải đối mặt trong thế kỷ 21”.

“Nghiên cứu này rất quan trọng vì nó cung cấp bằng chứng đầu tiên về sự lây nhiễm trực tiếp PFAS từ cá sang người trên diện rộng”, ông nhận xét.

Andrew kêu gọi cần có các quy định nghiêm ngặt hơn để chấm dứt việc sử dụng PFAS không cần thiết.

Nghiên cứu được đưa ra sau khi Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Na Uy và Thụy Điển đệ trình đề xuất cấm PFAS lên Cơ quan Hóa chất châu u của EU vào ngày 13/1 vừa qua. Cơ quan này cho biết, đây là “một trong những đề xuất lớn nhất trong lịch sử EU”, được đưa ra sau khi năm quốc gia trên nhận thấy PFAS chưa được kiểm soát thỏa đáng và cần có quy định trên toàn khối.

Bạn đang đọc bài viết Ăn một con cá trong sông hồ ở Hoa Kỳ bằng cả tháng uống nước nhiễm độc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Thanh An/Tia Sáng

Cùng chuyên mục

Từ du lịch tâm linh đến đô thị tâm linh
Một khi tính chất du lịch, thương mại và dịch vụ lấn át tính chất tâm linh, hướng thượng và về nguồn, thì tâm linh có nguy cơ trở thành một loại “kỹ nghệ du lịch”…
Phương xử lý rác thải sinh hoạt còn nhiều bất cập
Rác thải sinh hoạt là lượng chất thải sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người và nếu không được xử lý bằng một chu trình khoa học đòi hỏi trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình trong cộng đồng chắc chắn sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến môi trường.
Cần thay đổi phương pháp chôn lấp rác sang công nghệ đốt
Thay đổi công nghệ chôn lấp rác thải sinh hoạt sang công nghệ đốt là sự cần thiết trong bối cảnh nước ta đất chật người đông, đất dành cho chôn lấp rác thải sinh hoạt không còn trong khi dân số và lượng rác thải ngày một tăng.

Tin mới