Thứ ba, 30/04/2024 10:53 (GMT+7)

"Biến đổi khí hậu có thể khiến 1 triệu người Việt nghèo vào năm 2030"

MTĐT -  Thứ năm, 14/07/2022 18:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo WB, trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nếu Việt Nam không có các biện pháp thích ứng phù hợp, kịp thời, khoảng một triệu người dân sẽ rơi vào tình trạng nghèo khó...

‘Bien doi khi hau co the khien 1 trieu nguoi Viet ngheo vao nam 2030’ hinh anh 1
Phát triển năng lượng tái tạo (điện gió) theo hướng bền vững. (Nguồn ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Với hơn 3.200 km đường bờ biển, nhiều thành phố có địa hình trũng thấp, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu. Nếu không có các biện pháp phù hợp, ước tính, Việt Nam sẽ mất khoảng 12-14,5% GướcDP mỗi năm vào năm 2050 và có thể khiến khoảng một triệu người 'rơi' vào tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030.

Đó là thông tin đáng chú ý trong Báo cáo Quốc gia về khí hậu và phát triển cho Việt Nam, vừa được World Bank Vietnam công bố chiều 14/7.

Trả "giá đắt" vì biến đổi khí hậu

Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết từ vị thế là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới vươn lên thành một thị trường mới nổi năng động, Việt Nam đang phải đối mặt với những rủi ro ngày một nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, đe dọa mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045.

Đáng chú ý là sự gia tăng lượng phát thải khí nhà kính. Tuy không đóng góp nhiều vào khí nhà kính toàn cầu với tỷ trọng chỉ 0,8% lượng phát thải của thế giới, nhưng chỉ trong 2 thập kỷ qua, Việt Nam đã nổi lên là một trong những quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người tăng nhanh nhất trên thế giới.

Theo WB, trong giai đoạn 2000-2015, khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người tăng từ 390 USD lên 2.000 USD, thì lượng khí thải carbon dioxide (CO2) cũng tăng gần gấp 4 lần. Trong đó, phát thải khí nhà kính của Việt Nam gắn liền với tình trạng ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe con người và năng suất lao động tại nhiều thành phố, đặc biệt là Hà Nội.

Ngoài ra, với hơn 3.200 km bờ đường biển trải dài từ Bắc vào Nam, nhiều thành phố có địa hình trũng thấp và các vùng đồng bằng ven sông, Việt Nam vẫn đang là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu.

Các tác động của biến đổi khí hậu - chủ yếu là nhiệt độ và mực nước biển dâng cao hơn và biến động lớn hơn. Thực tế này đã và đang làm gián đoạn hoạt động kinh tế và suy yếu tăng trưởng. Các tính toán ban đầu cho thấy Việt Nam mất 10 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 3,2% GDP do tác động của biến đổi khí hậu.

Đáng chú ý, nếu không có các biện pháp thích ứng và giảm thiểu, ước tính biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam mất khoảng 12-14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050 và có thể khiến tới một triệu người vào tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030.

Thiệt hại cũng có sự khác nhau giữa các vùng. Trong đó, ở miền Bắc, nhiệt độ tăng cao có thể làm giảm năng suất do căng thẳng nhiệt và giảm tuổi thọ sinh trưởng của cây trồng, với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng làm giảm sản lượng hàng năm. Trong khi đó, ở miền Trung, các khu vực và thành phố ven biển nguy cơ cao sẽ phải hứng chịu ngày càng nhiều lũ lụt do bão nhiệt đới.

Còn ở miền Nam, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn - khu vực nổi danh với “vựa lúa số 1 Việt Nam” sẽ phải chịu nhiều rủi ro do mực nước biển dâng cao. Dự báo, gần một nửa vùng đồng bằng này sẽ bị ngập nếu mực nước biển dâng cao 75-100 cm (trên mức trung bình trong giai đoạn 1980-1999), qua đó sẽ đe dọa thiệt hại kinh tế do độ mặn gia tăng và không thể sản xuất một số loại cây trồng.

Cần lộ trình “khử” carbon, chuyển dịch năng lượng

Để đối phó với những xu hướng biến đổi khí hậu trong tương lai, đặc biệt là thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng “0” trong thời gian tới, theo World Bank, dự kiến Việt Nam sẽ cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD, từ nay đến năm 2040 vào cơ sở hạ tầng, công nghệ mới và các chương trình xã hội.

‘Bien doi khi hau co the khien 1 trieu nguoi Viet ngheo vao nam 2030’ hinh anh 2

Giảm thiểu biến đổi khí hậu - Lộ trình khử carbon. (Nguồn: World Bank Vietnam)

Trên cơ sở đó, World Bank khuyến nghị Việt Nam cần có lộ trình xây dựng khả năng thích ứng phù hợp để bảo vệ tài sản, cơ sở hạ tầng và con người của đất nước. Các biện pháp thích ứng cần tập trung vào những lĩnh vực và địa điểm dễ bị tổn thương nhất của đất nước, đặc biệt là nông nghiệp, giao thông, thương mại và công nghiệp, các vùng ven biển và Đồng bằng sông Cửu Long.

Mặt khác, Việt Nam có thể áp dụng các cải cách chính sách bổ trợ trong lĩnh vực tài khóa và tài chính có thể kích thích đầu tư từ cả khu vực công và khu vực tư nhân với tổng nhu cầu tài chính khoảng 254 tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2040.

Tiếp đó là Việt Nam cần có lộ trình “khử” carbon, tiến tới mục tiêu phát thải khí nhà kính ròng bằng “0” vào năm 2050. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là Việt Nam cần kết hợp chuyển đổi mạnh mẽ hơn sang năng lượng tái tạo với các giải pháp trong lĩnh vực giao thông, nông nghiệp và công nghiệp; cải thiện hệ thống giao thông công cộng và áp dụng khắt khe đối với các phương tiện xe cơ giới,…

Thứ ba là tài trợ cho quá trình chuyển đổi, huy động tài chính trong nước và tìm kiếm hỗ trợ từ bên ngoài. Trong đó, nguồn vốn tư nhân tương đương khoảng 3,4% GDP mỗi năm có thể được huy động thông qua tín dụng xanh từ các ngân hàng, cổ phiếu xanh và trái phiếu xanh, cũng như áp dụng các công cụ giảm thiểu rủi ro.

Ngoài ra, World Bank cũng lưu ý tới 5 gói chính sách chính mà Việt Nam cần chú ý, can thiệp ngay như: Một chương trình cấp vùng có điều phối cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; một chương trình đầu tư tăng khả năng chống chịu ven biển tích hợp cho các trung tâm đô thị chính và cơ sở hạ tầng kết nối.

Các gói chính sách ưu tiên tiếp theo là chương trình giảm thiểu ô nhiễm không khí có mục tiêu ở Hà Nội nhằm đạt được mục tiêu giữa kỳ của WHO vào năm 2030 và nâng cao năng suất lao động; tăng tốc quá trình chuyển dịch năng lượng sạch. Cuối cùng là một “khế ước xã hội” mới để bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương nhất./.

Bạn đang đọc bài viết "Biến đổi khí hậu có thể khiến 1 triệu người Việt nghèo vào năm 2030". Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Vietnamplus

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.