Thứ hai, 29/04/2024 05:03 (GMT+7)

Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo – 46 Hàng Bài: "Trùng tu nên tôn trọng đặc điểm ban đầu của công trình"

MTĐT -  Thứ hai, 17/04/2023 14:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Đây là cơ hội để mọi người nhìn nhận lại dự án bảo tồn thực sự là phải như thế nào chứ không phải là tạo ra những sản phẩm thuận theo thị hiếu chung.” Ông Emmanuel Cerise – Đại diện đơn vị thực hiện dự án biệt thự 49 Trần Hưng Đạo – 46 Hàng Bài.

“Đây là cơ hội để mọi người nhìn nhận lại dự án bảo tồn thực sự là phải như thế nào chứ không phải là tạo ra những sản phẩm thuận theo thị hiếu chung.” Đó là quan điểm của Ông Emmanuel Cerise – Đại diện vùng Ile de France, đồng Giám đốc IMV – Đơn vị thực hiện dự án biệt thự 49 Trần Hưng Đạo – 46 Hàng Bài, trong buổi trao đổi riêng với Tạp chí Kiến trúc xung quanh những ý kiến của dư luận về màu sơn của công trình. TCKT xin được chia sẻ tới bạn đọc những quan điểm từ góc nhìn của người chuyên môn đang trực tiếp thực hiện công tác bảo tồn dự án này.

Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo – 46 Hàng Bài: "Đã là tôn tạo, trùng tu thì chúng ta tôn trọng đặc điểm ban đầu của công trình" - Tạp chí Kiến Trúc
Ông Emmanuel Cerise – Đại diện vùng Ile-de-France tại Hà Nội, đồng Giám đốc IMV

Ông Emmanuel Cerise: Vấn đề hiện nay dư luận đang quan tâm nhất là các gam màu được sử dụng trong dự án trùng tu bảo tồn biệt thự 49 Trần Hưng Đạo. Tuy nhiên, đối với chúng tôi thì việc lựa chọn gam màu là chi tiết nhỏ trong cả một dự án trùng tu lớn bởi vì chúng tôi phải đảm bảo rất nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật, kết cấu, nguyên vật liệu, lựa chọn làm sao cho phù hợp, hài hòa đúng nguyên tắc bảo tồn.

Về những ý kiến của dư luận xung quanh gam màu, tôi xin được khẳng định chúng tôi đang trong quá trình thử nghiệm. Một số câu hỏi là liệu sơn thử nghiệm có cần phải sơn cả công trình như thế hay không thì nói thật chúng tôi đã từng thử nghiệm trên một mảng rất nhỏ, nhưng cả nhóm phải thừa nhận rằng làm trên một mảng nhỏ như thế không thể hiện được điều gì cả. Việc nhìn thấy diện mạo cả công trình được sơn toàn bộ mới thể hiện được ấn tượng thị giác mà nó tạo ra. Kể cả việc sơn thử này chúng tôi cũng không khẳng định sơn xong phải thành công ngay, có thể nó sẽ thành công ở một mức độ nào đó nhưng nó vẫn đang làm giai đoạn thử nghiệm. Và tôi khẳng định dự án đến thời điểm này là chưa hoàn thành nên là chúng ta không nên coi đó là hình ảnh của công trình đã được trùng tu một cách hoàn thiện.

Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo – 46 Hàng Bài: "Đã là tôn tạo, trùng tu thì chúng ta tôn trọng đặc điểm ban đầu của công trình" - Tạp chí Kiến Trúc
Hình ảnh biệt thự 49 Trần Hưng Đạo đang được trùng tu bảo tồn
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Pv:Vậy công tác trùng tu có được dựa trên những nguồn tư liệu gốc, kể cả việc đi tìm gam màu đúng để trùng tu căn biệt thự cổ?

ÔngEmmanuel Cerise: Trước hết, tôi phải khẳng định trong dự án này, chúng tôi không tìm được tư liệu bản vẽ gốc của tòa nhà và điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi vì đây không phải công trình kiến trúc chủ đạo của chính quyền, của công chức mà đây chỉ là biệt thự tư nhân, và với biệt thự tư nhân, người ta không có nghĩa vụ phải lưu lại hồ sơ thi công, nhất là giai đoạn cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Có thể nói rằng tài liệu còn lại duy nhất chính là bức ảnh chúng tôi đã từng công bố, bức ảnh của gia đình gia chủ chụp ở cổng số 40 Hàng Bài. Thế nhưng chúng ta cũng biết đấy là bức ảnh đen trắng và nếu như mà chúng ta còn lưu lại được những tài liệu bản vẽ thì nó cũng là bản vẽ đen trắng, không có tài liệu nào thể hiện rằng ngày đấy người ta dùng màu sơn như thế nào. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ có 2 cơ sở để tìm ra màu như chúng tôi đang thử nghiệm. Đó là trong quá trình nghiên cứu hiện trạng công trình, chúng tôi đã thám sát các lớp vữa phủ bên ngoài tường. Khi róc lần lượt các lớp vữa đã được phủ lên rất nhiều lớp khác nhau theo thời gian thì tìm được lớp vữa gốc là nó có cái màu đỏ. Tức là ngày xưa, khi mà công trình mới được xây dựng có 2 màu: màu ve vàng và ve đỏ giả màu gạch và có kẻ cách đường chỉ ve giả. Chúng tôi dựa vào đó để lựa chọn màu sắc. Cái thứ hai, mặc dù những ảnh cổ Hà Nội đầu thế kỷ 20 hầu hết là ảnh đen trắng nhưng có một lô ảnh của nhà nhiếp ảnh Leon Busy chụp năm 1915 thì có rất nhiều công trình thời kỳ đó được chụp bằng hình màu, tất nhiên kỹ thuật màu không phải phim màu như bây giờ nhưng nó vẫn thể hiện được rằng rất nhiều công trình được xây dựng theo kiểu đó: Có các lớp đan xen giữa tường vàng và tường đỏ như thế nhưng tone màu không thể hiện được thực chất khi chúng ta nhìn bằng mắt thường. Chính vì thế chúng tôi đang trong quá trình thử nghiệm và sẽ có những hoàn thiện dần.

Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo – 46 Hàng Bài: "Đã là tôn tạo, trùng tu thì chúng ta tôn trọng đặc điểm ban đầu của công trình" - Tạp chí Kiến Trúc
Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo – 46 Hàng Bài: "Đã là tôn tạo, trùng tu thì chúng ta tôn trọng đặc điểm ban đầu của công trình" - Tạp chí Kiến Trúc
Hiện trạng trước khi trùng tu bảo tồn biệt thự 49 Trần Hưng Đạo

PV:Nếu như màu gốc của căn biệt thự tiếp tục bị dư luận có ý kiến thì các chuyên gia Pháp và cơ quan chức năng liệu có giữ chính kiến sẽ bảo tồn được nguyên màu gốc của căn biệt thự cách đây khoảng 100 năm hay sẽ chiều theo dư luận để tránh việc bị “ném đá” hay bị phán xét?

Ông Emmanuel Cerise: Quan điểm của chúng tôi là bảo tồn, là phải tìm đúng đặc điểm gốc của công trình để chúng ta phục hồi lại nó. Còn rất nhiều công trình gần đây mà thành phố Hà Nội từng làm trùng tu, tôn tạo đi theo hướng chọn những gam màu mang lại cảm giác nhìn thuận mắt nên có rất nhiều công trình khi mà tôn tạo xong chỉ là tường vàng thêm một vài line trắng thôi. Nhưng trên thực tế thì nó không phản ánh đúng được đặc điểm gốc của công trình ban đầu. Quan điểm của tôi đã là tôn tạo, trùng tu thì chúng ta tôn trọng đặc điểm ban đầu của công trình. Có thể ban đầu chúng ta nhìn những gam màu này nó hơi chói, hơi rực quá, đối lập quá. Nhưng chúng ta phải xác định những biệt thự như này ở Hà Nội, giai đoạn đầu thế kỉ 20 nó được xây dựng với cách phối màu như thế chứ nó không phải cách phối màu như chúng ta nghĩ bây giờ và phải áp cho nó màu nhẹ nhàng hơn. Tôi nghĩ rằng dự án này sẽ trở thành dự án có tính chất điển hình về cách tiếp cận tôn trọng đặc điểm gốc của công trình.

Với quan điểm của người làm công tác bảo tồn, chúng tôi tin tưởng rằng đã phát hiện ra đúng màu sơn gốc của công trình thì tôi ủng hộ việc giữ lại màu sơn này. Tất nhiên là khi dự án hoàn thiện các bạn sẽ thấy nó khác đi một chút chứ nó không phải hoàn toàn như thế này. Bởi vì tôi khẳng định lại một lần nữa, đây là dự án chưa hoàn thành. Sau một thời gian mọi người sẽ thấy sự kết hợp này không quá tệ như cảm nhận của mọi người. Ngoài ra tôi cũng khẳng định nếu dư luận vẫn rất gay gắt, thì chúng ta tính đến phương án như công nghệ hiện nay chúng tôi đang ứng dụng ở Pháp. Chúng ta sẽ một lớp phủ để cho làm công trình vintage hơn một chút, trông nhuốm màu thời gian hơn một chút. Nhưng tôi khẳng định Việt Nam hiện giờ chưa có công nghệ đó và nếu chúng ta đưa từ Pháp sang sẽ rất tốn kém. Hơn hết, cũng vì tâm lý đó, mà gần đây có trường hợp vô cùng đáng tiếc khi chúng ta cố tình trùng tu một công trình kiến trúc rất là quan trọng, nhưng lại làm cho nó nhuốm màu thời gian ngay từ lúc vừa kết thúc trùng tu, đấy chính là Nhà thờ lớn. Người ta tạo ra diện mạo mà sau khi được trùng tu mà công trình vẫn cũ như thế và sau một thời gian nó cũ hơn như thế thì nhìn còn tệ hơn, thà lúc đầu đừng trùng tu. Chúng ta cần phải lưu ý về vấn đề này.

Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo – 46 Hàng Bài: "Đã là tôn tạo, trùng tu thì chúng ta tôn trọng đặc điểm ban đầu của công trình" - Tạp chí Kiến Trúc

Pv:Ngoài màu sơn ra ông có thể chia sẻ thêm về một số yếu tố khi thực hiện trùng tu công trình ?

ÔngEmmanuel Cerise: Mặc dù không tìm lại được tư liệu, bản vẽ gốc nhưng chúng tôi đã thực hiện thám sát công trình, tìm hiểu cấu trúc bức tường và đã tìm ra được rất nhiều thông tin thú vị. Chẳng hạn về mặt kết cấu, ban đầu chủ nhà sử dụng xà thép nhập khẩu từ Pháp, gạch lát sàn người ta sử dụng những gạch caro, trước đây mình gọi là gạch hoa nhập khẩu từ Pháp. Mặt dưới của nó có con dấu của công ty sản xuất gạch ở miền nam nước Pháp. Ngoài ra có dùng các loại gạch do người Pháp sản xuất tại Việt Nam, tức là từ hồi đó đã có sự giao thoa. Bên cạnh đó tầng 1 của công trình, gạch rất là đa dạng. Thậm chí chúng tôi tìm thấy cả những viên gạch gồ mà chúng tôi tin chắc rằng được dỡ ra từ tường của thành Hà Nội khi bị phá. Người ta gọi là tận dụng, thu hồi số gạch ý về và người ta đưa vào xây công trình này. Mặc dù đây không phải công trình gì đặc biệt trong giai đoạn đó, chỉ là nhà ở tư nhân nhưng nó hội tụ rất nhiều thông tin mà tôi nghĩ rằng nó rất thú vị thể hiện giai đoạn lịch sử. Trong quá trình chúng tôi khảo sát hiện trạng, đã tìm thấy nền sân bao quanh công trình này sâu khoảng 40 đến 45 cm chứ không phải nền sân như bây giờ và xung quanh tòa nhà còn có hệ thống rãnh thu nước làm rất cẩn thận. Như vậy có thể thấy rằng là đầu thế kỉ 20, mặt nền của khu phố Pháp bây giờ sâu hơn rất nhiều. Sau rất nhiều thời gian chúng ta cứ đôn dần lên thì đấy là những thông tin khá là thú vị. Tất cả thông tin đó chúng tôi sẽ công bố sau này và mọi người sẽ thấy là công trình này có nhiều chi tiết thú vị chứ không chỉ có màu sơn.

Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo – 46 Hàng Bài: "Đã là tôn tạo, trùng tu thì chúng ta tôn trọng đặc điểm ban đầu của công trình" - Tạp chí Kiến Trúc
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Pv:Thông qua câu chuyện này, liệu chúng ta rút ra được cái kinh nghiệm trong công tác truyền thông các dự án bảo tồn?

ÔngEmmanuel Cerise: Về mặt truyền thông, tôi nghĩ rằng ở Việt Nam gần như không có quy trình nào chuẩn cho việc truyền thông và những phản ứng như tôi ghi nhận ở đây không giống ở Pháp. Ở Pháp, dư luận có cách nhìn toàn diện hơn do việc đưa thông tin theo quy trình rõ ràng, nên cách mọi người tiếp nhận thông tin cũng khác ở Việt Nam.

Quy trình thực hiện là tổ chức rất nhiều cuộc gặp gỡ, thảo luận với hộ dân xung quanh hay với cộng đồng người dân sống trong khu vực, tất cả ban quản lý hay kiến trúc sư bảo tồn đều có những trao đổi rất rõ ràng. Thế nhưng, ở Việt Nam khi thực hiện làm dự án này, chúng tôi đã tổ chức một số cuộc trưng bày và lấy ý kiến, nhưng lúc đó, không ai đến xem, mọi người không quan tâm.

Trước đây công trình bị bao bọc bởi nhà dân cơi nới trái phép khiến công trình bị che kín, nhưng bây giờ khi đã phá bỏ hết những công trình xây cơi nới trái phép và khi lộ ra công trình gốc và sơn màu mới ngay lập tức nhận được các ý kiến của dư luận. Điều đó cho thấy rằng là người dân Hà Nội vẫn còn rất quan tâm đến di sản.

Như vậy, mặc dù có những ý kiến trái chiều nhưng điều may mắn, dù sao công trình cũng được giữ lại, được bảo tồn và giữ nguyên hình thái kiến trúc của nó. Đây là cơ hội để mọi người nhìn nhận lại dự án bảo tồn thực sự là phải như thế nào chứ không phải là tạo ra những sản phẩm nhạt nhạt, hài hòa thuận theo thị hiếu chung. Chúng ta phải tìm được giá trị gốc của nó như thế nào và chúng ta phải tôn trọng giá trị đấy. Đối với tôi đây là cơ hội khẳng định một dự án bảo tồn thực sự nó phải như thế.

Bạn đang đọc bài viết Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo – 46 Hàng Bài: "Trùng tu nên tôn trọng đặc điểm ban đầu của công trình". Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Thanh Hương/Tạp chí kiến trúc

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.