Thứ sáu, 26/04/2024 14:34 (GMT+7)

Bình Phước: Kỳ vọng trở thành trung tâm công nghiệp lớn ở phía Nam

Sơn Hà -  Thứ sáu, 18/11/2022 09:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dưới góc nhìn của các nhà đầu tư, Bình Phước có nhiều tiềm năng, lợi thế để trở thành trung tâm công nghiệp lớn ở phía Nam sau TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai…

Bình Phước đang là một điểm sáng với kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm công nghiệp lớn ở phía Nam sau TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… Bình Phước được giới chuyên gia đánh giá sẽ có sự bứt tốc mạnh mẽ nhất so với các tỉnh trong thời gian tới với những lợi thế công nghiệp hiện hữu và sự đẩy mạnh phát triển về hạ tầng, nổi bật là dự án sân bay chuyên dùng Hớn Quản.

1. Ưu thế về số lượng lao động và thủ tục hành chính

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền cho rằng, Bình Phước đang trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” với số lượng lao động chiếm hơn 60% dân số. Đây là cơ hội thuận lợi để Bình Phước thu hút nguồn nhân lực và sử dụng lực lượng lao động có tay nghề, có kỹ năng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện nay, Bình Phước xếp thứ nhất cả nước về kết nối dịch vụ công trực tuyến với Cổng dịch vụ công quốc gia. Các thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai và chứng thực điện tử của tỉnh đều trong nhóm các địa phương dẫn đầu. 100% doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong tỉnh đã sử dụng hoá đơn điện tử. Việc này có ý nghĩa quan trọng nhằm cải cách thủ tục hành chính, thúc đẩy phát triển nền kinh tế số và giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và xã hội.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

2. Được đầu tư đồng bộ về hạ tầng

Ngoài những đặc điểm nêu trên, Bình Phước còn có hạ tầng giao thông khá thuận lợi, khi chỉ cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 80km về phía Nam. Trong những năm gần đây, tỉnh Bình Phước luôn tích cực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ, xây dựng hệ thống giao thông kết nối nội vùng và liên vùng tương đối hoàn thiện. Đặc biệt, để hiện đại hóa hệ thống hạ tầng giao thông, làm cơ sở tiếp tục đón tiếp các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh Bình Phước đã được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương cho thực hiện một số dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; dự án đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh kết nối đến cảng Cái Mép - Thị Vải, tương lai sẽ kết nối với Vương quốc Campuchia qua Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư; đường cao tốc Đắk Nông - Bình Phước; đường ĐT753B và cầu Mã Đà kết nối với tỉnh Đồng Nai và sân bay quốc tế Long Thành; các dự án dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn 2021-2025. 

3. Lợi thế công nghiệp

Với chủ trương phát triển kinh tế, đô thị theo hướng công nghiệp hóa, tầm nhìn đến năm 2025, Bình Phước đặt kỳ vọng sẽ trở thành một trong những thủ phủ công nghiệp lớn tiếp theo sau Bình Dương của cả nước.

Riêng về thế mạnh công nghiệp, tính đến thời điểm cuối năm 2021, tỉnh Bình Phước đang sở hữu diện tích khu công nghiệp lên đến 4.686ha. Trong đó, có 2 khu công nghiệp đạt tỷ lệ lấp đầy 100% là khu công nghiệp Chơn Thành I và Nam Đồng Phú. 4 khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy trên 90% gồm: khu công nghiệp Minh Hưng - Hàn Quốc, Đồng Xoài I, Chơn Thành II, Minh Hưng III.

Tại Chơn Thành - Bình Phước, khu công nghiệp Becamex Chơn Thành đang là đại khu công nghiệp có diện tích lớn bậc nhất Việt Nam với diện tích quy hoạch hơn 4.600ha.

4. Đòn bẩy phát triển với sân bay chuyên dùng Hớn Quản

Ngày 12/11, UBND tỉnh Bình Phước cho biết vừa nhận văn bản của Bộ Quốc phòng đồng ý để tỉnh quy hoạch sân bay Hớn Quản (tên cũ là Tecnic, do người Pháp xây dựng, hiện quân đội quản lý) thành sân bay chuyên dùng.

Sân bay chuyên dùng cho máy bay, thủy phi cơ, trực thăng hoạt động để khai thác hàng không chung hoặc chở khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi, không phải vận chuyển công cộng. Sân bay chuyên dùng bảo đảm hài hòa lợi ích quốc gia với cộng đồng, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, chủ quyền và phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế.

Với dự án này sân bay Hớn Quản sẽ là một đòn bẩy nhanh chóng sớm đưa Bình Phước trở thành trung tâm công nghiệp lớn tại phía Nam với đầu tàu và thủ phủ công nghiệp Chơn Thành./.

Hiện nay, Bình Phước có 13 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích trên 6.000 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 53,5%, trong đó KCN Becamex - Bình Phước diện tích 2.450 ha và KCN Minh Hưng - Sikiko diện tích 655 ha. Đây là 2 KCN mới, có quy mô lớn, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại và giao thông đi lại thuận tiện, rất thích hợp cho các nhà đầu tư. Giai đoạn 2021-2030, tỉnh mở rộng thêm 3 KCN với tổng diện tích 2.500 ha, trong đó KCN Bắc Đồng Phú 900 ha, KCN Nam Đồng Phú 600 ha, KCN Minh Hưng - Sikiko 1.000 ha; quy hoạch mới 5 KCN với tổng diện tích 6.800 ha, trong đó có KCN Đồng Phú 3.300 ha. Ngoài ra, tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư với diện tích 28.000 ha.

Bạn đang đọc bài viết Bình Phước: Kỳ vọng trở thành trung tâm công nghiệp lớn ở phía Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.