Thứ hai, 29/04/2024 10:42 (GMT+7)

Bộ Y tế đề nghị Hà Nội giám sát chặt, phát hiện sớm ổ dịch sốt xuất huyết

Minh Anh -  Thứ hai, 11/12/2023 15:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Bộ Y tế đề nghị Hà Nội giám sát chặt, phát hiện sớm ổ dịch.

tm-img-alt
Cán bộ y tế kiểm soi bắt muỗi trong thùng chứa nước tại nhà dân

Cụ thể, Hà Nội cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, giao trách nhiệm cụ thể cho chính quyền các cấp và huy động sự tham gia của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tại cơ sở phối hợp với ngành Y tế triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng/bọ gậy.

Các cơ sở cần duy trì triển khai tổ phòng, chống sốt xuất huyết cộng đồng, tuyên truyền, hướng dẫn, giám sát việc loại bỏ bọ gậy, lăng quăng với thông điệp "mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt loăng quăng/ bọ gậy" tại hộ gia đình; tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn.

UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Y tế; Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương để phân tích, đánh giá tình hình, nguyên nhân gia tăng bệnh sốt xuất huyết và tham mưu công tác chỉ đạo phòng, chống bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội theo Công văn số 928/DP-DT của Cục Y tế Dự phòng.

Các đơn vị y tế cần tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, phát hiện sớm các ổ dịch sốt xuất huyết; phối hợp với các lực lượng liên quan tăng cường công tác vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng bọ gậy triệt để, xử lý ca bệnh, tổ chức phun hóa chất ngay khi phát hiện ổ dịch, đảm bảo hiệu quả, triệt để, không để ổ dịch bùng phát rộng, diễn biến kéo dài.

Các đơn vị có liên quan cần tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, điều trị đúng phác đồ, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong. Thực hiện tốt việc phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị, tránh hiện tượng bệnh nhân đến bệnh viện muộn không được cấp cứu, điều trị kịp thời hoặc gây quá tải bệnh viện.

Các đơn vị y tế tiếp tục đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực để sẵn sàng phục vụ công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác theo phương châm 4 tại chỗ.

Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND Hà Nội chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở tiếp tục tăng cường hoạt động truyền thông về phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, các khuyến cáo của Bộ Y tế trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời để người dân biết, chủ động phòng chống, không hoang mang, lo lắng cũng như không ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 1 đến 8/12), trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.141 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (giảm gần 600 ca so với tuần trước). Như vậy, từ đầu năm đến ngày 8/12, Hà Nội ghi nhận 38.582 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 4 ca tử vong. Ngoài ra, tổng số ổ dịch sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 1.941. Hiện còn 56 ổ dịch đang hoạt động tại 14 quận, huyện. Vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2023, số ca mắc sốt xuất huyết ghi nhận trên địa bàn Hà Nội từ 2.600 - 2.700 ca/tuần thì nay đã giảm liên tiếp trong 5 tuần qua.

Bạn đang đọc bài viết Bộ Y tế đề nghị Hà Nội giám sát chặt, phát hiện sớm ổ dịch sốt xuất huyết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.