Thứ bảy, 27/04/2024 16:30 (GMT+7)

Cần hòa giải tại xã trước khi khởi kiện ra giải quyết tranh chấp đất

MTĐT -  Thứ sáu, 19/04/2019 09:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các thủ tục cần thiết khi khởi kiện ra toà về tranh chấp đất.

Câu hỏi:

Tôi ở huyện Hải Hậu - Nam Định. Nhà tôi với hàng xóm liền kề đang tranh chấp 20m2 đất vườn. Tôi chắc chắn đây là diện tích đất bố tôi trước khi mất để lại cho gia đình tôi. Tuy nhiên, hàng xóm lấn sang vì diện tích nhà của họ bé quá và cương quyết cho rằng đây là đất của nhà mình. Do nhà tôi chưa có bìa đỏ nên bây giờ sẽ phải làm gì để khởi kiện ra toà?

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chuyên mục hỏi đáp Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

          Theo thông tin bạn cung cấp thì hiện nay quyền sử dụng đất của gia đình bạn chưa được cấp GCNQSDĐ mà có tranh chấp một phần với nhà hàng xóm. Gia đình bạn và hàng xóm nên tổ chức một buổi gặp gỡ, trao đổi và làm rõ trên tinh thần hợp tác, tôn trọng quyền lợi của nhau để thực hiện việc giải quyết và xác định 20m2 đất nêu trên là của gia đình nào. Đây cũng là động thái để gia đình bạn nắm được các thông tin và hồ sơ, tài liệu mà phía bên kia đang có, từ đó làm cơ sở cho việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

          Trong trường hợp phương án tự hòa giải không thành, không thể thực hiện được thì bạn có thể căn cứ vào khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 để gửi văn bản yêu cầu UBND cấp xã nơi có thửa đất đang tranh chấp để hòa giải.

Khi đó, Chủ tịch UBND cấp xã phải có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với UBMTTQVN cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai của gia đình bạn.

          Trong trường hợp mà việc hòa giải tại UBND cấp xã cũng không thành thì bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức dưới đây theo quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:

+/ Nộp đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang xảy ra tranh chấp, kèm theo Biên bản hòa giải không thành tại UBND cấp xã.

+/ Hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Nếu cần có sự hỗ trợ, tư vấn thêm bạn đọc có thể liên hệ theo địa chỉ phía dưới đây.

Luật gia: Lê Minh
Địa chỉ: Số 184, đường 19/5, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0961.272.396
Email: [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Cần hòa giải tại xã trước khi khởi kiện ra giải quyết tranh chấp đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề