Thứ sáu, 26/04/2024 21:02 (GMT+7)

Chín quốc gia tham gia liên minh để tăng cường năng lượng gió ngoài khơi

MTĐT -  Thứ sáu, 11/11/2022 10:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chín quốc gia đã tham gia một liên minh quốc tế tại COP27, cam kết tăng cường nhanh chóng năng lượng gió ngoài khơi, nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng khí hậu và an ninh năng lượng

Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27), 9 quốc gia gồm Anh, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Bỉ, Colombia, Ireland, Na Uy và Hà Lan, đã thông báo quyết định tham gia Liên minh điện gió ngoài khơi toàn cầu (GOWA) nhằm khuyến khích phát triển phong điện ngoài khơi.

Liên minh do Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), Đan Mạch và Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) khởi xướng, sẽ tập hợp các chính phủ, khu vực tư nhân, các tổ chức quốc tế và các bên liên quan khác để đẩy nhanh việc triển khai điện gió ngoài khơi.

Các quốc gia tham gia GOWA đã đồng ý làm việc cùng nhau để thúc đẩy tham vọng quốc gia, khu vực và toàn cầu và xóa bỏ các rào cản đối với việc triển khai gió ngoài khơi tại các thị trường mới và hiện tại.

tm-img-alt
Đại diện 9 quốc gia và cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế, hội đồng năng lượng gió toàn cầu chụp ảnh tại COP27 (Nguồn: NBC News)

Cả IRENA và Cơ quan năng lượng quốc tế đều kỳ vọng rằng công suất gió ngoài khơi sẽ cần phải vượt quá 2000GW vào năm 2050, từ mức chỉ hơn 60GW hiện nay, để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu lên 1,5 độ C.

GOWA cho biết trong một tuyên bố có thể triển khai gió ngoài khơi với quy mô lớn, trong khung thời gian ngắn và chi phí cạnh tranh. Để đạt được mục tiêu này, GOWA sẽ đặt mục tiêu góp phần thúc đẩy tăng trưởng để đạt tổng công suất lắp đặt ít nhất 380GW vào cuối năm 2030.

Đức, quốc gia sản xuất điện gió ngoài khơi lớn thứ ba trên thế giới, có kế hoạch tận dụng bí quyết và kỹ năng trong không gian ngoài khơi và giúp các quốc gia khác xây dựng hoặc tăng công suất sản xuất điện gió ngoài khơi của họ.

Tương tự, Bỉ đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng với việc tăng gấp bốn lần công suất gió ngoài khơi vào năm 2040, xây dựng một hòn đảo năng lượng hỗn hợp, cũng như các kết nối mới với các nước Biển Bắc.

Bỉ, Đan Mạch, Đức, Ireland, Hà Lan và Na Uy, cùng với ba quốc gia đối tác khác trong hợp tác năng lượng biển (NSEC), gần đây cũng đồng ý đạt ít nhất 260 GW công suất gió ngoài khơi vào năm 2050

Năng lượng gió ngoài khơi là năng lượng sạch và tái tạo thu được bằng cách tận dụng sức mạnh của gió sinh ra trên biển cả, nơi nó đạt tốc độ cao hơn và ổn định hơn so với trên đất liền do không có rào cản.

Điện được sản xuất bởi các tuabin gió ngoài khơi sẽ quay trở lại đất liền thông qua một loạt hệ thống cáp được chôn dưới đáy biển.

Francesco la Camera, Tổng giám đốc, Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế, cho biết: “Gió ngoài khơi đại diện cho một cơ hội duy nhất cho các quốc gia để bổ sung khối lượng lớn sản xuất điện không carbon mới, tăng tham vọng về khí hậu. Gió ngoài khơi không chỉ có sức cạnh tranh với việc tạo ra nhiên liệu hóa thạch và còn có thể tạo ra một sự thúc đẩy lớn cho đầu tư và tạo việc làm”.

Hải Sơn (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Chín quốc gia tham gia liên minh để tăng cường năng lượng gió ngoài khơi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới