Thứ hai, 29/04/2024 22:56 (GMT+7)

Chốt danh sách 9 cơ sở có vị trí "đất vàng" phải di dời khỏi nội đô

MTĐT -  Thứ sáu, 08/07/2022 15:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong vòng 5 năm tới, 9 cơ sở có vị trí “đất vàng” phải di dời khỏi nội thành Hà Nội.

Sáng 8/7, tại kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn TP Hà Nội (đợt 1).

Theo đó, trong vòng 5 năm tới, 9 cơ sở nhà đất do các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ đang quản lý, sử dụng phải di dời theo quy hoạch.

Cụ thể, danh mục 9 cơ sở nhà, đất phải di dời gồm: Công ty In Báo Nhân Dân Hà Nội; Công ty TNHH một thành viên In Báo Hànộimới; Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội; Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long; Công ty TNHH một thành viên In và Thương mại Thông tấn xã Việt Nam; Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội; Tổng kho xăng dầu Đức Giang; Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Nông nghiệp; Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam.

tm-img-alt

Trong vòng 5 năm tới, 9 cơ sở có vị trí “đất vàng” phải di dời khỏi nội thành Hà Nội. (Ảnh: Internet)

Trước đó, trong tờ trình gửi HĐND TP Hà Nội, Hà Nội đề xuất danh mục cơ sở nhà, đất phải di dời theo quy hoạch ngoài những cơ sở nêu trên còn bao gồm cơ sở nhà đất tại 51 Hàng Bồ của Báo Lao động.

Tuy nhiên ngày 24/6/2022, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có công văn gửi Bộ Tài chính và UBND TP Hà Nội về phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất của Tổng Liên đoàn Lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP: Đề nghị xem xét, giữ nguyên hiện trạng nhà 51 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm để ổn định hoạt động của Báo Lao động.

Từ thực tế trên, UBND TP Hà Nội chưa tổng hợp đợt 1 danh mục di dời đối với cơ sở nhà, đất tại số 51 phố Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm của Báo Lao động.

Liên quan việc Hà Nội di dời Nhà máy xe lửa Gia Lâm, trước đó, Đại diện Cục Đường sắt VN cho biết, chủ trương di dời Nhà máy Xe lửa Gia Lâm đã nhiều lần được Hà Nội đề cập.

Tuy nhiên, trong các văn bản pháp lý về quy hoạch đường sắt đều khẳng định duy trì và phát triển cơ sở công nghiệp đường sắt này.

Gần đây nhất, trong Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được phê duyệt tại Quyết định 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đã định hướng giữ Nhà máy Xe lửa Gia Lâm và Nhà máy Xe lửa Dĩ An (Dĩ An, Bình Dương) là cơ sở công nghiệp đường sắt.

“Nhiều năm qua, công nghiệp đường sắt không được đầu tư tương xứng, không chỉ từ nguồn vốn Nhà nước mà các nhà đầu tư ngoài ngành cũng không tham gia đầu tư.

Do đó, buộc phải giữ lại hai cơ sở công nghiệp lớn này để phục vụ cho hoạt động GTVT đường sắt”, đại diện Cục Đường sắt VN cho hay.

Ngành Đường sắt cho biết sẽ có văn bản kiến nghị xem xét thấu đáo về tính pháp lý.

Minh Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Chốt danh sách 9 cơ sở có vị trí "đất vàng" phải di dời khỏi nội đô. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...