Thứ hai, 13/01/2025 07:59 (GMT+7)

Chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982

TS.LS Đồng Xuân Thụ -  Thứ bảy, 11/02/2023 08:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Quyền chủ quyền có nguồn gốc từ chủ quyền lãnh thổ trong khi quyền tài phán là hệ quả của quyền chủ quyền, có tác dụng hỗ trợ, tạo ra môi trường để thực hiện quyền chủ quyền được tốt hơn.

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982) được 119 đoàn đại diện của các nước, trong đó có Việt Nam chính thức ký kết ngày 10-12-1982, tại Môn-tê-gô-bay của Gia-mai-ca và có hiệu lực từ ngày 16-11-1994.

Sự ra đời của Công ước có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở pháp lý quốc tế gốc có giá trị cao nhất mà các quốc gia tham gia ký kết phải có trách nhiệm ràng buộc và thực hiện toàn bộ các điều khoản.

Công ước bao gồm 17 phần, 320 điều khoản và nhiều phụ lục, nghị quyết kèm theo; trong đó, có nội dung quy định chi tiết về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán.

Theo đó, chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ của mình. Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi nội thủy và lãnh hải của quốc gia đó.

Chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ của mình. Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi nội thủy và lãnh hải của quốc gia đó.

tm-img-alt
Chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của mỗi quốc gia. Chủ quyền của mỗi quốc gia ven biển (có biển) là quyền tối cao, tuyệt đối được thực hiện trong phạm vi do luật pháp quốc tế cũng như pháp luật của mỗi quốc gia có biển đã quy định. Ảnh TL

Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió...

Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: Cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.

Quyền chủ quyền có nguồn gốc từ chủ quyền lãnh thổ trong khi quyền tài phán là hệ quả của quyền chủ quyền, có tác dụng hỗ trợ, tạo ra môi trường để thực hiện quyền chủ quyền được tốt hơn. Bên cạnh đó, trong khi chủ quyền và quyền chủ quyền chỉ được thực hiện trên vùng lãnh thổ mà quốc gia có quyền thì quyền tài phán có không gian mở rộng hơn, tới những nơi mà quốc gia đó không có chủ quyền (ví dụ quyền tài phán áp dụng trên tàu thuyền có treo cờ của một quốc gia nhất định đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia khác).

Bạn đang đọc bài viết Chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (lần 3)
Ngày 24/7/2024, UBND xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã có thông báo số 54/TB-UBND về việc mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Dương Xuân Hoàn và bà Nguyễn Thị Bích Thuận sử dụng đất tại thôn Dinh Thắm, xã Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang.
Thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (lần 2)
Ngày 24/7/2024, UBND xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã có thông báo số 54/TB-UBND về việc mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Dương Xuân Hoàn và bà Nguyễn Thị Bích Thuận sử dụng đất tại thôn Dinh Thắm, xã Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang.
Thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (lần 1)
Ngày 24/7/2024, UBND xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã có thông báo số 54/TB-UBND về việc mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Dương Xuân Hoàn và bà Nguyễn Thị Bích Thuận sử dụng đất tại thôn Dinh Thắm, xã Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang.
Trường hợp nào không được phép tách thửa đất mới nhất
Theo quy định của pháp luật VN, không phải bất kì trường hợp nào cũng được phép tách thửa đất ra những mảnh đất nhỏ. Nên khi muốn tách thửa đất, người dân cần biết một số trường hợp PL quy định về việc hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa

Tin mới