Thứ bảy, 14/12/2024 01:47 (GMT+7)

Chưa cho phép đổ chất thải dự án nhiệt điện xuống vùng biển Hòn La

MTĐT -  Thứ ba, 14/08/2018 13:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ TNMT cho biết, không có chuyện cho phép Trung tâm Điện lực Quảng Trạch nhận chìm 2,3 triệu m3 chất nạo vét xuống vùng biển gần đảo Hòn La.

Liên quan đến việc, Bộ TN-MT và UBND tỉnh Quảng Bình vừa đồng ý chủ trương cho phép nhận chìm 2,5 triệu m3 bùn cát trong quá trình thi công cảng than của dự án Trung tâm nhiệt điện Quảng Trạch, mới đây trao đổi với báo Tiền Phong, ông Vũ Trường Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ TNMT cho biết, không có chuyện cho phép chủ đầu tư dự án cơ sở hạ tầng thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch nhận chìm 2,3 triệu m3 chất nạo vét xuống vùng biển gần đảo Hòn La.

Theo ông Sơn, Bộ TN-MT đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án cơ sở hạ tầng thuộc trung tâm điện lực Quảng Trạch. Đây là ĐTM cho toàn bộ dự án bao gồm nhiều hạng mục, trong đó có chi tiết, cho phép nhận chìm vật chất nạo vét trong quá trình thi công xây dựng, vận hành dự án vào đúng vị trí được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và cấp phép. Đảm bảo không có tác động xấu tới hệ sinh thái, đời sống, sinh kế của cư dân trong khu vực dự án và khu vực nhận chìm.

Ông Sơn cũng cho hay, điều này không đồng nghĩa với việc chủ đầu tư được phép nhận chìm 2,3 triệu m3 chất nạo vét xuống vùng biển đề xuất.

 Ảnh: Internet.

Ông Sơn cho biết, để được phép nhận chìm xuống khu vực biển đề xuất, chủ đầu tư còn phải được cấp 2 giấy phép gồm giấy phép nhận chìm vật chất nạo vét và giấy phép giao khu vực biển.

Nói về vị trí chủ đầu tư đề xuất nhận chìm, ông Sơn cho hay, khả năng sẽ do UBND tỉnh cấp phép nhận chìm và Bộ TN&MT cấp phép giao khu vực biển. Vị trí này rất ít khả năng được Bộ TN&MT cấp phép giao khu vực biển để nhận chìm vật chất nạo vét.

“Hiện tại, chủ đầu tư đang trong quá trình thực hiện các thủ tục nên không có chuyện Bộ TNMT cho phép nhận chìm 2,3 triệu m3 vật chất nạo vét xuống vùng biển như thông tin phản ánh”, ông Sơn nói.

Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch I do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư vừa được Bộ TN-MT phê duyệt cho Ban Quản lý dự án (BQLDA) Nhiệt điện 2 nhận chìm 2,5 triệu mét khối đất, cát thải ra vùng biển Hòn La (Quảng Bình).

Theo thông tin trên Dân trí, tại quyết định số 3321, phê duyệt báo cáo đánh giá ĐTM dự án cơ sở hạ tầng thuộc Trung tâm điện lực Quảng Trạch, do Thứ trưởng Bộ TN&MT, ông Võ Tuấn Nhân ký nêu rõ: Cho phép nhận chìm vật chất nạo vét trong quá trình thi công xây dựng, vận hành dự án vào đúng vị trí được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và cấp phép. Đảm bảo không có tác động xấu tới hệ sinh thái, đời sống, sinh kế của cư dân trong khu vực dự án và khu vực nhận chìm.

Trước lo ngại việc nhận chìm một khối lượng đất, cát khổng lồ xuống lòng biển Hòn La sẽ gây ra thảm họa môi trường, một vị lãnh đạo Sở TN-MT tỉnh Quảng Bình cho biết, đến nay vị trí nhận chìm đất, cát nạo vét cảng nhập than Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I vẫn chưa được quyết định do dự án còn chưa khởi công, tất cả mới đang chỉ là dự kiến.

Cũng theo vị lãnh đạo này, việc nhận chìm vật chất phải được Bộ TN-MT cấp phép. Vị trí đổ chất thải phải là nơi không có bãi san hô, không có thảm thực vật và độ sâu phải đảm bảo không ảnh hưởng đến luồng chạy tàu.

Cho ý kiến về vấn đề này, PGS.TSKH Nguyễn Tác An, nguyên Chủ tịch UBQG Chương trình Hải dương học Liên Chính phủ của Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang cho biết, bất kỳ loại chất thải nào đổ ra biển cũng gây hại, vấn đề là phải tìm phương án gây hại ít nhất

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Chưa cho phép đổ chất thải dự án nhiệt điện xuống vùng biển Hòn La. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chăm sóc cây xanh đô thị kiến tạo cảnh quan du lịch Sa Pa
Những năm gần đây, việc chăm sóc cây xanh đô thị và cây hoa trang trí đã trở thành một yếu tố kiến tạo nên không gian du lịch của thị xã Sa Pa. Đây là nỗ lực nhằm nâng cao cảnh quan đô thị, chất lượng môi trường thiên nhiên.

Tin mới