Thứ ba, 30/04/2024 14:51 (GMT+7)

Chuyện giờ mới kể về cựu binh gần 40 năm khổ cực giữ 'rừng vàng'

NGUYỄN TÙNG -  Thứ bảy, 24/02/2018 22:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Rời đơn vị trở về quê hương, tận mắt chứng kiến cảnh rừng bị tàn phá chỉ còn đất trống đồi trọc, lâm tặc hoành hành. Ông Vít quyết tâm giữ và tái tạo lại rừng, bảo vệ lá phổi xanh của Trái Đất.

Ngay từ sáng sớm ngày mùng 7 tết âm lịch chúng tôi đã có mặt tại khu rừng nguyên sinh do cựu binh Nguyễn Tiến Vít có địa chỉ xóm Phúc Lập- xã Kỳ Thượng - Kỳ Anh - Hà Tĩnh. Theo quan sát của chúng tôi phía sau lán trại nhỏ của ông là một khu rừng nguyên sinh xanh tốt đã kịp thời giữ được.

Trò chuyện với PV ông Nguyễn Tiến Vít chia sẻ: “Vừa rời quân ngũ trở về địa phương, chứng kiến cảnh rừng xưa đang từng ngày bị "bức tử", nguy cơ biến thành đất trống đồi trọc. Nhiều đêm tôi trằn trọc thức trắng với suy nghĩ phải làm sao và bằng cách nào đó để cánh rừng trở nên xanh tốt như xưa".

Khu rừng nguyên sinh được ông Vít kịp thời bảo vệ.

"Tôi quyết định trở về quê một phần vì hoàn cảnh người lính đông con,một phần vì rừng cây là thứ tôi đã gắn bó từ nhỏ. Rừng là máu thịt của tôi nên tôi đã rời quân ngũ quyết định trở về. Bàn tính với gia đình, tôi quyết định bám đất bám rừng để mưu sinh nuôi các con ăn học. Năm 1981 nhận chủ trương khuyến khích người dân khai hoang phục hóa ruộng đất. Tôi liền làm đơn xin đắp đập lập vườn ở khu vực "hóc sim, cha mè" ,tiến hành khoanh nuôi và bảo vệ rừng đệm". Ông Vít chia sẻ thêm với chúng tôi. 

Trước mắt chúng tôi là cả một khu rừng nguyên sinh, thăm thẳm bạt ngàn những cây gỗ quý như dỗi, vàng tim, lim xanh. Một cựu binh già với nước da ngăm đen là một thương bệnh binh mất sức 71%.

Được biết, nhà ông Vít có 5 người con, gia cảnh khó khăn do chỉ dựa vào đồng lương hưu ít ỏi của cựu binh. Vợ chồng ông dành nhiều thời gian cho cánh rừng, thỉnh thoảng phân chia nhau về chăm sóc các con. Để có thêm tiền nuôi con ăn học, ông Vít cải tạo đất xung quanh bìa rừng, đào ao thả cá, nuôi gà, trồng thêm ít cây hoa quả.

Trong khu rừng bạt ngàn cây gỗ quý được bảo vệ.

Ông Vít chia sẻ: “Từ ngày vợ chồng tôi vào giữ rừng đã gần 40 năm nay gặp không ít sóng gió và nguy hiểm. Ban đêm lâm tặc vào rừng khai thác gỗ bị mai phục song số tôi cũng cao nên gặp may cho đến tận ngày hôm nay.

Mong ước lớn nhất của tôi bây giờ được các cấp các nghành quan tâm tạo điều kiện làm bìa xanh cho gia đình tôi để tôi yên tâm giữ rừng, sau này tôi khuất núi thì tôi sẽ để lại cho con cháu tiếp tục giữ lấy rừng”.

Trao đổi với một người dân sống cùng xóm, ông cho biết: “Thời kỳ cả xã hội này đang tàn phá rừng thì ông Vít lại là người giữ rừng, tái tạo rừng. Tuy là thương binh về nên sức khỏe không được tốt, con cái thấy ông ốm đau nên xót, muốn ông ở nhà tĩnh dưỡng nhưng ông luôn đau đáu với rừng nên gần 70 tuổi ông vẫn ngày đêm ở lán trại để bảo vệ rừng. Ông là người vui vẻ tốt tính “mình vì mọi người” nên chúng tôi rất quý và kính phục ông Vít ”.

Giữa bộn bề là đất trống đồi trọc một bên là nhà ở của dân, bên cạnh là 40ha rừng nguyên sinh do một tay ông Vít bảo vệ và chăm sóc. Dưới chân núi Hoành Sơn bao phủ bởi một màu xanh với nhiều loại cây gỗ quý hiếm như lim, táu, sến, dẻ đỏ, có cây cao 40 m, đường kính 50 cm đến 70 cm. 

Người cựu binh 68 tuổi tâm sự, ông bảo vệ rừng chứ không hề có ý định khai thác gỗ trong rừng, ngược lại ông còn biến những khu đất trống "đẻ ra tiền". Hiện bìa rừng ông có 4 ao cá, hơn 300 gốc cam, bưởi, mỗi năm mang lại thu nhập khoảng vài chục triệu đồng.

Từ trên núi cao nhìn xuống những cánh rừng xanh, ông Vít ước mong trời luôn cho mình sức khỏe để tiếp tục làm người giữ rừng, phát triển kinh tế làm giàu cho quê hương.

Chia tay cựu binh, chúng tôi mong ông luôn khỏe mạnh để tiếp tục sự nghiệp bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước để đất nước ngày một giàu mạnh.

Bạn đang đọc bài viết Chuyện giờ mới kể về cựu binh gần 40 năm khổ cực giữ 'rừng vàng'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.