Thứ sáu, 03/05/2024 16:35 (GMT+7)

Có thể ủy quyền sử dụng đất cho một người để sử dụng và quản lý với mảnh đất đang có tranh chấp?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn -  Thứ ba, 27/06/2023 09:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một mảnh đất của gia tộc, trong gia tộc có 6 chi cháu chắt. Khi mất người đứng tên mảnh đất không để lại di chúc bằng văn bản cho một ai cụ thể hết. Hiện giờ mảnh đất đang tranh chấp, chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn internet

Điều 168 Luật Đất đai 2013 có quy định:

“Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.

Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê sau khi có Giấy chứng nhận và có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 194 của Luật này.”

Như vậy, cá nhân, tổ chức chỉ có thể thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật dân sự về ủy quyền, cá nhân, tổ chức ủy quyền phải là bên có quyền hoặc nghĩa vụ mong muốn chuyển quyền, nghĩa vụ này cho một chủ thể khác thực hiện thay. Trong trường hợp nêu trên, chủ sử dụng đất đã chết do vậy có thể phát sinh 02 tình huống:

Thứ nhất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Nhà nước cấp đối với hộ gia đình người chết. Trong trường hợp này, các thành viên còn lại của hộ gia đình có quyền ủy quyền cho người khác để sử dụng và quản lý thửa đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình người đã chết.

Thứ hai, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cá nhân người đã chết. Trong trường hợp này, do người đã chết là người duy nhất được ghi nhận quyền sử dụng đất nên các chi trong gia tộc không được ủy quyền sử dụng đất cho một chi nào đó trong gia tộc để quản lý, sử dụng trong thời gian cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết tranh chấp đối với thửa đất. Mà lúc này, tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản thỏa thuận và thống nhất cử ra một người để quản lý khối di sản thừa kế đó. Điều 616 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người quản lý di sản như sau:

“Điều 616. Người quản lý di sản

Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.”

Trong trường hợp trên do người đã chết không để lại di chúc nên người quản lý di sản do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Trường hợp những người thừa kế chưa cử được người quản ký di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản. Trường hợp không xác định được người thừa kế và không có người đảng quản lý di sản thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ thể có quyền quản lý di sản.

Bạn đang đọc bài viết Có thể ủy quyền sử dụng đất cho một người để sử dụng và quản lý với mảnh đất đang có tranh chấp?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Trường hợp nào không được phép tách thửa đất mới nhất
Theo quy định của pháp luật VN, không phải bất kì trường hợp nào cũng được phép tách thửa đất ra những mảnh đất nhỏ. Nên khi muốn tách thửa đất, người dân cần biết một số trường hợp PL quy định về việc hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa
Quy định về Giấy phép tài nguyên nước
Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
Quy định về thăm dò nước dưới đất
Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
UBND xã được quyền từ chối hòa giải tranh chấp đất đai không?
Việc hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 202 quy định “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.”

Tin mới