Thứ sáu, 26/04/2024 07:19 (GMT+7)

Đám cháy xảy ra, bạn nên xử trí như thế nào?

MTĐT -  Thứ sáu, 23/03/2018 16:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khói dễ dàng phát tán, dẫn đến mất phương hướng, khó nhìn nên nạn nhân càng khó thoát ra, đồng thời là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong trong nhiều trường hợp hỏa hoạn.

Theo thống kê từ trang Emedicinehealth, có khoảng 50%-80% số ca tử vong vì hỏa hoạn là kết quả của việc hít phải khói hơn là bỏng trong các vụ cháy.

Bởi trong hầu hết các tòa nhà đều chứa không ít những đồ đạc được làm bằng chất liệu dẻo hay tổng hợp có khả năng thải ra khí độc khị bị cháy. Khói sản sinh do các chất dễ cháy này có chứa nhiều chất độc hại gây nguy hiểm cho phổi. Ngoài ra các chất trong khói có thể gây bỏng da, làm tổn thương đường thở, gây kích ứng mắt, và thậm chí gây tử vong.

Theo các giảng viên Đại học Phòng cháy chữa cháy (Hà Nội), các vật liệu tổng hợp được sử dụng phổ biến ngày nay làm khói thêm độc vì giải phóng các chất nguy hiểm. Thêm vào đó, tổn thương ở phổi và đường hô hấp do hít phải khí độc đôi khi chỉ xuất hiện sau 24 - 36 giờ tiếp xúc khiến nạn nhân chủ quan, không kịp xử lý. Những loại khí độc sinh ra từ đám cháy vô cùng nguy hiểm.

Nhiều loại khí độc sinh ra từ đám cháy

Nguyên nhân gây ra ngạt khói

Lửa cháy sẽ chiếm hết toàn bộ oxy khiến con người không có oxy để thở dẫn đến ngạt. Ngoài ra các loại khí độc sinh ra trong đám cháy như cacbon monoxit (CO), hydro cyanua (HCN) nếu nạn nhân hít phải lượng lớn có thể bị ngộ độc dẫn đến tử vong chứ không phải chết do bỏng lửa.

Hơn nữa, khói từ các chất dễ cháy có chứa hóa chất như ammoniac, hydroclorid, sulfur dioxide khi xâm nhập vào đường hô hấp có thể gây ngừng thở và suy hô hấp.

Nhanh chóng thoát hiểm

Khi có hỏa hoạn nhiều người thường hoảng loạn mà không biết rằng đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị hít quá nhiều khói gây ngạt nhanh hơn. Do đó, khi có cháy, hãy bình tĩnh!

Đầu tiên, cần di tản ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt.

Sau đó, tìm ra nguồn khói từ đâu và di chuyển theo hướng ngược lại.

Đặc biệt, cần chú ý, người bị nạn phải cố gắng không hít khói.

Cách sơ cứu khi nạn nhân bị ngạt khói

Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm đến nơi có không khí trong lành và thoáng.

Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra nhịp thở và mạch đập của nạn nhân rồi chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.

Cần đưa người bị nạn đến phòng cấp cứu nhanh nhất có thể để hạn chế di chứng.

Trong quá trình tới viện nếu nạn nhân thở yếu hoặc bất tỉnh, cần phải hà hơi thổi ngạt. Nặng hơn thì đặt ống thở nội khí quản.

Lấy khăn dấp nước để che chắn mũi, miệng nhằm làm sạch khí cho đường thở.

Chú ý các dấu hiệu như khàn tiếng, thay đổi giọng nói, thở gấp, đờm đen bởi chúng cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng. Nạn nhân bị ngạt thở cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.

T/H

An Nhiên

Bạn đang đọc bài viết Đám cháy xảy ra, bạn nên xử trí như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.