Thứ bảy, 27/04/2024 17:54 (GMT+7)

Đề nghị công nhận “Phù điêu thần Hộ pháp” là bảo vật quốc gia

MTĐT -  Thứ tư, 01/09/2021 20:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang đã ký văn bản gửi, đề nghị Bộ VH-TT&DL xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia đối với hiện vật “Phù điêu thần hộ pháp” (Dvarapala).

Sau khi nghiên cứu các tiêu chí và quy định đối với hiện vật được đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia và trên cơ sở đề nghị của Sở VHTT Bình Định, UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 5273/UBND-VX gửi Bộ VHTTDL xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia cho hiện vật “Phù điêu thần Hộ pháp - Dvarapala” thuộc quyền quản lý, sở hữu của Bảo tàng Bình Định. 

tm-img-alt
 “Phù điêu thần Hộ pháp - Dvarapala” trưng bày tại Bảo tàng Bình Định

Phù điêu thần Hộ pháp (Dvarapala), có ký hiệu: BTBĐ 830/Đ.111, có chất liệu làm bằng đá sa thạch với chiều cao 110 cm, rộng 49 cm. dày 38cm, trọng lượng khoảng 500kg. Phù điêu được trang trí khắc nổi 3 mặt. Thể hiện là một vị nam thần, khuôn mặt vuông dữ tợn, đôi mày cong dày chạm nổi gần như nối liền nhau, giữa hai hàng chân mày có huệ nhãn, đôi mắt viền mở to tròng mắt lồi ra, cánh mũi nở, bộ ria mép hai bên có đầu mút nhọn uốn cong rồi thòng xuống, miệng rộng cặp răng nanh hàm trên chìa ra sắc nhọn; cổ đeo sợi dây hình hai con rắn bắt chéo trước ngực; cổ tay, bắp tay, cổ chân đều đeo vòng trang sức; tay phải đưa ra ngang bụng, bàn tay cầm dao găm, đầu mũi dao hướng xuống dưới; tay trái đưa lên ngang đầu, bàn tay cầm cái chùy; thần trong tư thế quỳ một chân, một chân chống đất; đầu đội mũ 2 lớp: lớp trên trang trí 5 cánh tam giác, lớp dưới để trơn; thần mặc một sampot bó sát đùi, với nhiều nếp gấp, thân trước sampot phủ xuống phía dưới che bàn chân phải và phần đầu nhọn của sampot uốn cong lại hình dấu phẩy.

Phù điêu thần Hộ pháp (Dvarapala) đang trưng bày tại Bảo tàng tỉnh, được phát hiện tại phế tích gò Mả Chùa (thuộc thôn Đại Hòa, xã Nhơn Hậu, TX An Nhơn). Nhìn tổng thể pho tượng, từ cách thể hiện đến hình dáng, binh khí cầm trong tay, các nhà chuyên môn đã xác định đây là thần Hộ pháp (Dvarapala)./.

PV(T/h)

Bạn đang đọc bài viết Đề nghị công nhận “Phù điêu thần Hộ pháp” là bảo vật quốc gia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề