Thứ sáu, 26/04/2024 07:13 (GMT+7)

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 15/7/2019

MTĐT -  Thứ hai, 15/07/2019 10:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 15/7/2019. Cập nhật Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 15/7/2019.

Nguy cơ bùng phát dự án "ma" ở TP.HCM

Tin tức trên VTV cho biết, theo thông tin từ chính quyền các quận huyện, dự án "ma" đang diễn biến phức tạp trên địa bàn các quận Bình Tân, Bình Chánh, quận 9, quận 12, huyện Hóc Môn TP.HCM.

Trong hàng trăm nạn nhân đối diện nguy cơ trắng tay vì mua đất nền ảo của Công ty Angel Lina thì gia đình chị Đoàn Thị Diễn ở quận Bình Tân, TP.HCM phải chịu hậu quả của sự cả tin nặng nề hơn. Do một trong hai người con bị tự kỷ, chị Diễn ở nhà chăm con. Gia cảnh khó khăn của chị giờ lại thêm gánh nợ hơn 1 tỷ đồng do vay mượn để đóng tiền vào dự án ma ở Liên khu 5/6, quận Bình Tân.

Chiêu thức chung mà chủ đầu tư dự án ma áp dụng là đặt cọc một số tiền nhỏ cho chủ sở hữu những khu đất nông nghiệp có diện tích lớn, rồi lập vi bằng giao tiền, tiếp đó vẽ dự án với tổng diện tích lớn gấp nhiều lần diện tích đất đặt cọc và rao bán rầm rộ. Sau khi bán hết, thu tiền xong, chủ đầu tư dự án ma bỏ cọc, đất vẫn thuộc chủ cũ.

Chính quyền các địa phương khẳng định, đại diện Công ty Angel Lina không phải chủ sở hữu bất kỳ khu đất nào trong 8 dự án.

Theo các luật sư, việc Công ty Angel Lina không phải chủ sở hữu đất hợp pháp, đất thuộc quy hoạch công trình công cộng nhưng vẫn vẽ dự án trên giấy hứa bán, nhận góp vốn để thu tiền của khách hàng và nghiêm trọng hơn là bán một nền đất cho nhiều người là việc làm trái quy định pháp luật, là hành vi cố tình gian dối khách hàng để trục lợi.

Về giải pháp lâu dài, Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, Học viện Cán bộ TP.HCM nhìn nhận, nếu Nhà nước thực hiện quy hoạch bài bản và nhất định không điều chỉnh quy hoạch theo ý nhà đầu tư thì người dân sẽ không tin vào lời hứa "phân lô, tách thửa" được, dự án ma theo đó cũng khó phát sinh.

Phía người dân, trước khi bỏ số tiền lớn để mua nền đất hay căn hộ thì rất cần đến UBND xã, phường để thấy tận mắt, cầm tận tay các giấy tờ chứng minh hợp pháp dự án nhằm trách tình trạng rơi vào bẫy lừa, tiền mất tật mang.

HoREA chỉ mặt "thủ phạm" gây ra sốt đất ảo, phân lô bán nền trái phép

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), vừa gửi đến Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành những kiến nghị, giải pháp chấn chỉnh tình trạng phân lô bán nền trái pháp luật hiện nay.

Văn bản của HoREA nêu rõ gần đây tái xuất hiện tình trạng phân lô bán nền tràn lan và các đợt sốt ảo giá đất tại một số địa phương. Trong đó, có nhiều khu đất nông nghiệp, đất trồng cây cao su, đất không được quy hoạch là đất ở nhưng đã bị phân lô, tách thửa trái pháp luật để bán đất nền, dẫn đến nhiều người bị lừa đảo, thiệt hại rất lớn; gây mất an ninh trật tự; phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị của địa phương và làm trở ngại trong việc thu hút các nhà đầu tư dự án lớn do giá đất đã bị đẩy lên quá cao.

"Thủ phạm của các đợt sốt ảo giá đất và tình trạng phân lô bán nền trái phép chủ yếu là giới đầu nậu, cò đất và một số ít doanh nghiệp bất động sản "bất lương" đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết hoặc thiếu thông tin của khách hàng. Thậm chí câu kết với một số cán bộ chính quyền cấp cơ sở hoặc có trường hợp do chính quyền cấp cơ sở buông lỏng công tác quản lý nhà nước trên địa bàn" - văn bản của ông Châu nêu.

Bên cạnh đó, để xảy ra tình trạng này là do một số bất cập của hệ thống pháp luật từ Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Dân sự, Luật Đất đai, thực thi chế định thừa phát lại... Các đầu nậu lợi dụng những lỗ hổng này để làm nhiễu loạn thị trường. Cụ thể, một số doanh nghiệp tiến hành bán nền hình thành trong tương lai trái pháp luật về kinh doanh bất động sản; thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ, thỏa thuận góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh... với giá trị đặt cọc lớn, gây rủi ro cho khách hàng nhưng lại không vi phạm Luật Dân sự.

Các dự án giảm hơn 284 tỷ đồng sau thẩm định

Sáu tháng đầu năm 2019, Bộ Xây dựng đã thẩm định tổng mức đầu tư của 13 dự án với tổng giá trị thẩm định: 8.227,3 tỷ đồng, trong đó, tổng giá trị sau thẩm định: 8.012,4 tỷ đồng, giảm 214,88 tỷ đồng (2,6%).

Ðồng thời, thẩm định bảy dự toán xây dựng công trình với tổng giá trị thẩm định: 2.466,8 tỷ đồng, tổng giá trị sau thẩm định: 2.397,2 tỷ đồng, giảm 69,63 tỷ đồng (2,8%). Ngoài ra, Bộ cũng thẩm định 10 dự án; thẩm định thiết kế cơ sở 225 công trình, đã xử lý là 194 công trình; thẩm định sáu báo cáo kinh tế - kỹ thuật; thẩm định thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở 168 công trình, đã xử lý 136 công trình; thẩm định thiết kế và dự toán 15 công trình, đã xử lý 12 công trình.

Điều chỉnh quy hoạch chi tiết Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày 26/6, Bộ Xây dựng đã ban hành Văn bản số 86/BXD-QHKT trả lời tờ trình về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc, tỷ lệ 1/2000, nay là phân khu 1/2000 Khu Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.

Theo tờ trình số 94/TTr-BQLDA ngày 10/5/2019 của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc phê duyệt Nhiệm vụ, dự toán Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc (nay là Quy hoạch phân khu 1/2000 Khu Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc), Bộ Xây dựng cho rằng, để thực hiện việc này thì Đại học Quốc gia Hà Nội cần thực hiện theo quy định tại Mục 6 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Khoản 12, Điều 28 Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch.

Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng, kết quả thực hiện quy hoạch hiện có, xác định rõ yêu cầu cải tạo, chỉnh trang của khu vực để đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian, cảnh quan đối với từng khu vực; giải pháp về cải tạo hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển.

Nội dung quy hoạch xây dựng điều chỉnh phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật này; nội dung không điều chỉnh của đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt vẫn được thực hiện.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức bất động sản 24h mới nhất, nóng nhất ngày 15/7/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.