Thứ sáu, 03/05/2024 18:02 (GMT+7)

Doanh nghiệp biến rác thành “vàng”, sản phẩm được sử dụng ở Hà Tĩnh

MTĐT -  Thứ bảy, 20/05/2023 11:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những sản phẩm của Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2 (xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai) ngày càng đến gần hơn với người tiêu dùng Hà Tĩnh, là công cụ trực quan sinh động về ý tưởng tái chế, bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai.

Những sản phẩm của Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2 (xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai) ngày càng đến gần hơn với người tiêu dùng Hà Tĩnh, là công cụ trực quan sinh động về ý tưởng tái chế, bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai.

Quy trình biến rác thải thành tài nguyên. Nguồn: Thời sự ĐNRTV.

Với mục đích tận dụng nguồn chất thải làm nguyên liệu sản xuất và hạn chế ô nhiễm môi trường, nhiều năm nay, các nước phát triển trên thế giới đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tái chế chất thải nhựa.

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2 (thuộc Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thanh Tùng) đã hợp tác với Công ty TNHH Evergreen Social Ventures (Đức) để nhượng quyền công nghệ ép rác thải nhựa thành tấm ván nhựa theo nguyên lý gia nhiệt (ReForm Plastic).

tm-img-alt
Phòng trưng bày sản phẩm tái chế từ nhựa phế liệu của Công ty TNHH Thanh Tùng 2 tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD Đà Nẵng 2023.

Ông Huỳnh Phước Lộc - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thanh Tùng 2 cho biết: “Trước đây, các loại chất thải nhựa công nghiệp không bán được như: vải da vụn, vụn đế giày, nhựa công nghiệp tổng hợp đều được xử lý bằng phương pháp đốt. Tuy nhiên, với công nghệ hiện nay, các loại chất thải này đều có thể tận dụng, tái chế. Chất thải sau khi được vận chuyển về nhà máy được phân loại, băm nhỏ và rửa sạch. Tùy theo nhiệt độ nóng chảy của từng loại nhựa, chất thải được phối trộn với nhau. Sau đó, dùng máy ép nóng để định hình thành tấm, rồi dùng máy ép nguội tạo khuôn, cắt theo các kích thước phù hợp”.

tm-img-alt
Các bộ bàn ghế học sinh của Công ty TNHH Thanh Tùng 2 sản xuất từ cao su tái chế đang được học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng (TP Hà Tĩnh) sử dụng.
tm-img-alt
Rác thải nhựa còn có thể tái chế thành những sản phẩm tranh nghệ thuật.

Các tấm ván ép từ chất thải nhựa đã được công ty xuất khẩu sang Châu Âu từ năm 2021. Ngoài ra, để cung ứng nhu cầu thị trường, công ty cũng đã sản xuất tấm gạch cao su từ chất thải công nghiệp từ các công ty sản xuất giầy thể thao; sản xuất bàn ghế, kệ sách, thùng rác và cả những sản phẩm tranh in theo công nghệ 3D.

tm-img-alt
Các sản phẩm từ vật liệu tái chế của Công ty Thanh Tùng 2 có độ bền cao, thân thiện với môi trường. Ảnh: Học sinh Trường Tiểu học Tân Lâm Hương (Thạch Hà) sử dụng tủ tái chế đựng sách vở và các đồ dùng.

Kết quả phân tích và thử nghiệm cho thấy, sản phẩm ván ép nhựa đạt các tiêu chuẩn về độ bền, an toàn với sức khỏe người sử dụng và môi trường.

Theo ông Huỳnh Phước Lộc, do được sản xuất từ loại nhựa giá trị thấp nên sản phẩm có giá rẻ hơn so với ván gỗ ép, tấm ván nhựa.

tm-img-alt
Các sản phẩm tái chế an toàn với sức khoẻ con người. Ảnh: học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng (TP Hà Tĩnh) sử dụng bàn ghế tái chế.

Mặc dù là vật liệu tái chế nhưng sản phẩm không chứa hóa chất độc hại, an toàn đối với sức khỏe của con người cũng như thân thiện với môi trường xung quanh. Sản phẩm đã được gia nhiệt có tính ổn định cao nên chịu được môi trường khí hậu của Việt Nam, không bị mối mọt, gỉ sét, kể cả khi sử dụng ngoài trời. Độ bền cơ học và tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng nhiều lần.

Ngoài ra, việc sử dụng sản phẩm này còn góp phần hạn chế khai thác tài nguyên (cây xanh, khoáng sản kim loại). Hiện, trung bình mỗi tháng, công ty sản xuất hơn 1,5 ngàn tấm ván ép nhựa (tương đương 62 tấn rác).

Tại Hà Tĩnh, nhiều sản phẩm như: thùng rác, bàn ghế học sinh đã được sử dụng tại các trường học trên địa bàn. Trường Tiểu học Tân Lâm Hương (Thạch Hà) là một trong những trường học đầu tiên được Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2 trao tặng sản phẩm bàn ghế tái chế.

tm-img-alt
Học sinh Trường Tiểu học Tân Lâm Hương (Thạch Hà) sử dụng tủ đồ tái chế từ rác thải nhựa của Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2.

Sản phẩm tấm ván nhựa được gia công và lắp ráp với khung sắt tạo thành những chiếc bàn học sinh, tủ đựng sách vở… theo kích cỡ phù hợp với học sinh. Sản phẩm hoàn toàn đáp ứng điều kiện môi trường, bền chắc và đặc biệt là có khả năng chống chịu với thời tiết mưa lũ, chống mối mọt…

tm-img-alt
Đại diện Công ty TNHH Thanh Tùng 2 trao tặng bàn ghế và tủ từ vật liệu tái chế cho Tiểu học Thạch Xuân (Thạch Hà).

Một số trường học khác cũng đã được công ty trao tặng và đang sử dụng bàn ghế từ nhựa tái chế như: Trường THPT Phan Đình Phùng, Trường Tiểu học Thạch Hưng, Trường Tiểu học Nam Hà (TP Hà Tĩnh)… Thông qua hoạt động này còn góp phần giáo dục học sinh, dạy cách phân nguồn rác thải, tận dụng tài nguyên, lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường tới cộng đồng, xã hội.

tm-img-alt
Đại diện Công ty Thanh Tùng 2 trao bàn ghế và tranh từ rác thải nhựa tái chế tới Trường Tiểu học Nam Hà (TP Hà Tĩnh).

“Mục tiêu trong thời gian tới, Thanh Tùng sẽ tạo ra nhiều sản phẩm như các đồ trang trí nội thất, thùng rác, bàn ghế công viên, chậu cây cảnh, bàn ghế giáo viên, các lavabo... Đồng thời, mong muốn đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng với thông điệp hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn, giảm tiêu thụ nguyên liệu, thu hồi chất thải cho đầu vào sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa”, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thanh Tùng - Bùi Xuân Hùng chia sẻ.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp biến rác thành “vàng”, sản phẩm được sử dụng ở Hà Tĩnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo baohatinh.vn

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bảo tàng tỉnh Bắc Giang: Nơi lưu giữ kỷ vật thời chiến
Hệ thống các hình ảnh, tư liệu, hiện vật thời chiến được sưu tầm, lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang giúp người dân, nhất là thế hệ trẻ ghi nhớ những mốc son trong lịch sử dân tộc, thêm tự hào về truyền thống anh hùng của đất nước, quê hương.