Thứ bảy, 04/05/2024 06:41 (GMT+7)

Đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng các cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội

MTĐT -  Thứ sáu, 22/07/2022 14:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sở Công Thương Hà Nội đang đôn đốc, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã liên quan, chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ khởi công 38 cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Cập nhật, bổ sung quy hoạch

Theo bà Trần Thị Phương Lan, Sở Công Thương đang phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã liên quan, chủ đầu tư đôn đốc đẩy nhanh tiến độ khởi công 38 cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Trong đó, gồm 37 cụm công nghiệp thành lập giai đoạn 2018 - 2020 và Cụm công nghiệp Bình Minh - Cao Viên (huyện Thanh Oai) có quyết định thành lập trước năm 2017. Cùng với đó, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định dự án đầu tư mới, mở rộng 21 cụm công nghiệp; họp hội đồng lựa chọn chủ đầu tư 8 cụm công nghiệp.

Dự án Cụm công nghiệp Thiết Bình trên địa bàn huyện Đông Anh đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Ảnh: Hải Thanh
Dự án Cụm công nghiệp Thiết Bình trên địa bàn huyện Đông Anh đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Ảnh: Hải Thanh

Tại huyện Đan Phượng, trên địa bàn huyện có 5 cụm công nghiệp đang hoạt động với diện tích 70,9ha thu hút hơn 543 DN, hộ sản xuất vào hoạt động. Từ đầu năm 2022 đến nay, huyện đã khởi công xây dựng dự án Cụm công nghiệp Đan Phượng (giai đoạn 2) tại xã Đan Phượng diện tích 6,08ha, tổng mức đầu tư 188 tỷ đồng.

Hiện địa phương đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng Cụm công nghiệp Song Phượng (6,8ha), Cụm công nghiệp Hồng Hà (6ha). Đồng thời tập trung chỉ đạo công tác cấp phép xây dựng cho các hộ dân tại làng nghề Liên Hà, Liên Trung...

“Để bảo đảm đủ các điều kiện khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 38 cụm công nghiệp trong năm 2022 theo đúng kế hoạch đề ra, chúng tôi đề nghị UBND các huyện, thị xã cập nhật, bổ sung quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với các cụm công nghiệp mới được thành lập. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và giải phóng mặt bằng, đáp ứng tiến độ khởi công các cụm công nghiệp trên địa bàn đã được phê duyệt” - bà Trần Thị Phương Lan cho biết.

Cũng theo bà Trần Thị Phương Lan, Sở Công Thương cũng đề nghị Sở QH - KT trúc hướng dẫn UBND các huyện, thị xã và chủ đầu tư về lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500. Đồng thời đề nghị Sở TN&MT đẩy nhanh tiến độ thẩm định, trình UBND TP quyết định cho thuê đất đối với các cụm công nghiệp đã hoàn thành giải phóng mặt bằng; báo cáo TP giao đất theo giai đoạn đối với các dự án cơ bản đã xong giải phóng mặt bằng, chỉ còn phần diện tích nhỏ, có vướng mắc chưa được bàn giao mặt bằng.

Đẩy nhanh việc hoàn thiện hồ sơ để UBND TP trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương chuyển đổi đất lúa đối với những cụm công nghiệp có diện tích đất lúa trên 10ha. Trong đó tập trung hoàn thiện hồ sơ đối với các cụm công nghiệp đã được hội đồng thẩm định thống nhất; hướng dẫn chủ đầu tư lập, trình UBND TP phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cụm công nghiệp.

Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Cùng với việc đôn đốc GPMB các dự án xây cụm công nghiệp, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục yêu cầu các DN, cơ sở sản xuất trong các cụm công nghiệp, các DN, đơn vị quản lý kinh doanh… xây dựng kế hoạch sản xuất thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Cùng với đó, tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng công nghiệp, thương mại, khởi công các cụm công nghiệp, công trình điện trọng điểm phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Nhờ kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, mở cửa nền kinh tế, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội 6 tháng đầu năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, khu vực công nghiệp - xây dựng ước tính tăng trưởng 6,31%, đóng góp 1,27% vào mức tăng 7,79% của GRDP. Trong đó, ngành công nghiệp tăng 6,73%, đóng góp 0,88% vào mức tăng của GRDP.

Tuy nhiên, ngoài tác động của dịch Covid-19, các DN công nghiệp của Hà Nội cũng bị ảnh hưởng từ thiếu hụt nguồn nguyên liệu, vốn, nhân công, đến giảm đơn hàng, bị hủy đơn hàng, giảm sản lượng.

Ngoài ra, diễn biến tình hình chính trị trên thế giới, nhất là xung đột Nga - Ukraine dẫn đến gián đoạn nguồn cung nguyên, vật liệu, làm giá xăng dầu và nhiều hàng hóa tăng cao, tác động đến chi phí đầu vào của DN khiến giảm đà tăng trưởng./.

Sơn Hà (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Đốc thúc tiến độ giải phóng mặt bằng các cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bảo tàng tỉnh Bắc Giang: Nơi lưu giữ kỷ vật thời chiến
Hệ thống các hình ảnh, tư liệu, hiện vật thời chiến được sưu tầm, lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang giúp người dân, nhất là thế hệ trẻ ghi nhớ những mốc son trong lịch sử dân tộc, thêm tự hào về truyền thống anh hùng của đất nước, quê hương.