Thứ bảy, 27/04/2024 15:00 (GMT+7)

“Đồng nát” - nguồn sức mạnh trong công tác phân loại chất thải

MTĐT -  Thứ ba, 12/03/2024 15:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cùng với lực lượng chính thức (công nhân vệ môi trường), lực lượng phi chính thức (người nhặt rác, đồng nát) đang đóng vai trò quan trọng trong công tác thu gom, phân loại chất thải.

Những hệ luỵ

Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) cho biết, kế hoạch phân loại chất thải tại nguồn của các địa phương đang dự kiến ban hành, đi cùng sẽ là công tác truyền thông, tuyên truyền đến từng hộ gia đình.

Như vậy, nếu các hộ gia đình làm tốt công tác phân loại chất thải tại nguồn, thì áp lực của những công nhân vệ sinh môi trường trong việc phân loại rác thải sẽ giảm đi đáng kể.

"Đồng nát" - lực lượng phi chính thức trong công tác phân loại chất thải tại nguồn. Ảnh minh hoạ.
"Đồng nát" - lực lượng phi chính thức trong công tác phân loại chất thải tại nguồn. Ảnh minh hoạ.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, công tác phân loại chất thải tại các hộ gia đình trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng và các địa phương khác nói chung vẫn còn nhiều hạn chế, công việc này phụ thuộc nhiều vào lực lượng công nhân vệ sinh môi trường và lực lượng “đồng nát”.

Thế nhưng hiện nay, công việc của công nhân môi trường rất vất vả do lượng chất thải phát sinh ngày một lớn, khiến họ phải mất nhiều thời gian, công sức để duy trì… dẫn đến hiệu quả của công tác thu gom, phân loại chất thải còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, lực lượng phi chính thức - những người “đồng nát” có nhiều thời gian, nhưng lại thiếu các kỹ năng, kiến thức trong công tác phân loại chất thải… khiến chất thải tái chế hầu hết không được xử lý đúng cách gây ô nhiễm môi trường.

Bà Nguyễn Thái Huyền – Phó Viện trưởng Viện đào tạo hợp tác Quốc tế, Đại học Kiến trúc Hà Nội - tác giả cuốn sách “Đồng nát ở Hà Nội” chia sẻ, hiện nay, chất thải tái chế hầu hết chảy về làng nghề và được tái chế không đúng cách nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo vệ môi trường. Từ thực tế trên, bà Nguyễn Thái Huyền cho rằng, họ - những người thu gom, phân loại chất thải phi chính thức cần nâng cao nhận thức và góp phần bảo vệ môi trường bằng cách đưa chất thải tái chế về nơi thu mua, xử lý đúng cách.

Cần những sự chia sẻ

Chị Vương Như Tuyết, người lao động tự do, thu gom phế liệu ở khu vực quận Hai Bà Trưng chia sẻ: “Bản thân tôi gắn bó với “nghề” này đã nhiều năm, tuy nhiên thực tế khi thu gom phế liệu xong lại chưa có chỗ tập kết. Nhiều khi trời mưa gió, những phế liệu được thu gom không được che chắn cẩn thận nên có thể hỏng, dẫn đến việc phải loại bỏ”.

Chất thải không được xử lý đúng cách tại các làng nghề. Ảnh minh hoạ.
Chất thải không được xử lý đúng cách tại các làng nghề. Ảnh minh hoạ.

Đồng thời khẳng định, trong quá trình thu gom của bản thân không có sự xung đột lợi ích của người chuyên nghiệp và người không chuyên, thậm chí còn được giúp đỡ để thu nhập ổn định hơn. Từ thực tế trên, chị Vương Như Tuyết mong muốn Công ty Urenco tạo điều kiện có chỗ tập kết phế liệu sau thu gom… để phục vụ cho công việc mưu sinh, phối hợp với lực lượng chính thức trong việc phân loại thu gom chất thải tái chế.

Ông Phạm Cao Thắng - Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Công ty Urenco cho biết, trong quá trình đảm bảo vệ sinh môi trường, anh chị em - những người trực tiếp làm công tác phân loại thu gom chất thải tái chế thực sự gặp khó khăn, vất vả. Chính vì thế, việc kết nối lực lượng chính thức và phi chính thức trong công tác này thực sự cần thiết.

Cũng theo ông Phạm Cao Thắng, Urenco sẵng sàng phối hợp với các cơ quan chính quyền, các tổ chức trong việc thực hiện công tác thúc đẩy lực lượng thu gom tự do đi vào quy củ hơn với những cơ chế cộng tác và tổ chức các chương trình tập huấn, nâng cao năng lực. Sẵn sàng đồng hành và chia sẻ với các nguồn lực xã hội đang tồn tại với định hướng thu gom, phân loại và tái chế chất thải đúng cách, đúng nơi quy định… góp phần đảm bảo môi trường tại Thủ đô./.

Bạn đang đọc bài viết “Đồng nát” - nguồn sức mạnh trong công tác phân loại chất thải. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Vân Nhi/kinhtedothi.vn

Cùng chuyên mục

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...
Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề