Thứ hai, 29/04/2024 08:44 (GMT+7)

Đứng gần lò vi sóng đang bật có gây ung thư không?

Bắc Lãm -  Chủ nhật, 02/07/2023 10:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trên mạng có những lời đồn về các nguy cơ tới sức khỏe gây ra do lò vi sóng, trong đó có cả lời đồn "Đứng quá gần lò vi sóng đang bật có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư". Có thật như vậy không?

Lò vi sóng làm nóng thực phẩm bằng cách sử dụng các sóng vi ba. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), sóng vi ba là một loại bức xạ điện từ (các sóng năng lượng di chuyển trong không gian). Bức xạ điện từ có nhiều dạng khác nhau, bao gồm sóng vô tuyến, ánh sáng khả kiến, tia X và tia gamma.

tm-img-alt
Ảnh minh họa. ITN

Theo FDA sóng vi ba và sóng vô tuyến là các "bức xạ không ion hóa", nghĩa là chúng không có đủ năng lượng để đánh bật các electron ra khỏi nguyên tử. Do đó theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, vi ba không làm hỏng ADN bên trong tế bào.

Ngược lại, tia X và tia gamma được phân loại là "bức xạ ion hóa", có đủ năng lượng để loại bỏ các electron khỏi nguyên tử và có thể làm hỏng tế bào và ADN.

Trường Y tế công cộng Harvard T.H. Chan, thuộc Đại học Harvard (Mỹ), lý giải tương tự. Theo website chính thức của trường, tin đồn "đứng gần lò vi sóng đang bật gây ung thư" là hoàn toàn sai sự thật. Trường Y Harvard lý giải: "Lò vi sóng được thiết kế sao cho bức xạ vi ba chỉ được chứa bên trong lò. Lò chỉ tạo sóng vi ba khi lò được đóng cửa và được bật".

Khi lò vi sóng ở tình trạng tốt và được sử dụng theo hướng dẫn, không có bằng chứng nào cho thấy chúng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Trường Y Harvard khuyến cáo thêm răng: "Mọi người cần đảm bảo lò vi sóng ở trong tình trạng hoạt động tốt. Bạn cần thay thế lò vi sóng bất cứ khi nào nó bị hư hỏng để phòng ngừa các rủi ro".

Bạn đang đọc bài viết Đứng gần lò vi sóng đang bật có gây ung thư không?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.