Thứ tư, 04/12/2024 16:22 (GMT+7)

Giá cà phê hôm nay 17/7: Giá cà phê nguyên liệu giảm 500 đồng/kg

MTĐT -  Thứ tư, 17/07/2019 10:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giá cà phê trong nước hôm nay 17/7, giá cà phê nguyên liệu giảm 500 đồng/kg, hiện giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.800 – 33.800 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước

Giá cà phê trong nước hôm nay 17/7, giá cà phê nguyên liệu giảm 500 đồng/kg, hiện giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.800 – 33.800 đồng/kg.          

Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 32.900 đồng/kg, giá cà phê Lâm Hà và huyện Di Linh đang có giá 32.800 đồng/kg.

Trong khi đó giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) là 33.800 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ đang ở mức 33.800 đồng/kg; Ea H'leo (ĐắkLắk) giá cà phê ở mức 34.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Ia Grai - Gia Lai hôm nay ở mức 34.000 đồng/kg.

Tương tự giá cà phê tại Đắk Hà (Kon Tum) có giá 33.800 đồng/kg và Gia Nghĩa (Đắk Nông) có giá 34.000 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM ở ngưỡng 34.900 đồng/kg.

Nguồn: giacaphe.com.

Nguồn: tintaynguyen.com.

Tại thị xã Gia Nghĩa và một số huyện của tỉnh Đắk Nông, giá cà phê robusta cũng tăng lên mức 34.000 đồng/kg, cao hơn 200 đồng/kg so với hôm qua. Tại Hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, giá cà phê robusta sau đợt tăng sáng nay cũng lên mức 34.100 đồng/kg.

Giá cà phê robusta tại Lâm Đồng cũng có mức tăng tương tự lên 32.800 đồng/kg. Ở một số khu vực như Lâm Hà, Di Linh… của Lâm Đồng giá cà phê cao nhất đạt 32.900 đồng/kg.

Áp lực bán hàng vụ mới từ hai nhà sản xuất cà phê arabica chính là Brasil và Colombia vẫn còn nguyên, trong khi dự báo toàn cầu dư cung nên họ sẽ mạnh tay bán bất kỳ lúc nào có thể.

Các thương nhân kinh doanh cà phê ở khu vực Đông Nam Á cho biết, sẽ không quá khó để có được hàng nếu chào mua với mức giá chênh lệch cộng so với giá kỳ hạn tại London. Tuy nhiên, đây cũng là điều hiếm thấy so với cùng thời điểm trong nhiều năm trước đây.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết những ngày đầu tháng 6/2019, giá cà phê trong nước giảm theo xu hướng giá thế giới. So với ngày 31/5/2019, giá cà phê Robusta nhân xô trong nước giảm từ 0,9 – 5,2%, nhưng tăng từ 2,0 – 7,1% so với ngày 11/5/2019.

Cụ thể, ngày 11/6/2019, giá cà phê nhân xô đứng ở mức thấp nhất là 31.200 đồng/kg tại huyện Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng; mức cao nhất là 33.200 đồng/kg tại các huyện Cư M'gar và Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk. Tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, giá cà phê Robusta loại R1 giảm 1,2% so với ngày 31/5/2019, giao dịch ở mức 34.100 đồng/kg, nhưng tăng 5,6% so với ngày 11/5/2019.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục ở mức thấp do áp lực dư cung. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê thế giới tháng 4/2019 đạt gần 10,8 triệu bao, tăng 4,6% so với tháng 4/2018.

Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) dự báo giá cà phê thế giới và trong nước trong ngắn hạn sẽ giảm do thị trường cà phê toàn cầu tiếp tục dư thừa nguồn cung.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) mới đây cũng cho biết Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2019 - 2020 đạt hơn 169 triệu bao (khối lượng 60 kg/bao), giảm 5,4 triệu bao so với niên vụ 2018/2019.

Cơ quan này dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2019 - 2020 tăng thêm 100.000 bao so với niên vụ 2018/2019 với mức kỉ lục 30,5 triệu bao.

Tiêu thụ cà phê toàn cầu đạt mức kỉ lục gần 168 triệu USD, hàng tồn kho cuối kỳ sẽ giảm 2,8 triệu bao, xuống còn 33,5 triệu bao.

Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng hạ dự báo lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới giảm từ 800.000 bao xuống còn gần 117 triệu bao do xuất khẩu từ Brazil thấp hơn nhiều so với các lô hàng từ Indonesia và Việt Nam.

Theo NN&PTNT, xuất khẩu cà phê tháng 6 năm 2019 ước đạt 165.000 tấn với giá trị 274 triệu USD; đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 6 tháng đạt 943.000 tấn và 1,6 tỷ USD, giảm hơn 9% về khối lượng và giảm gần 20% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Giá cà phê xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm nay đạt 1.710 USD/tấn, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2019 với thị phần lần lượt là hơn 13% và gần 10%.

Năm tháng đầu năm 2019, ngoại trừ thị trường Philippines có giá trị xuất khẩu cà phê tăng hơn 26%, còn lại hầu hết thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ năm 2018.

Trên thị trường thế giới, trong tháng 6, giá cà phê thế giới biến động giảm. So với tháng trước, giá cà phê robusta giao tháng 7 thị trường London giảm 97 USD/tấn xuống còn hơn 1.380 USD/tấn.

Bộ NN&PTNT cho biết giá cà phê giảm do thị trường cà phê tiếp tục chịu áp lực từ dư thừa nguồn cung toàn cầu.

Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm 2019, giá cà phê robusta giao tháng 7 thị trường London diễn biến giảm với mức giảm 476 USD/tấn do nguồn cung cà phê toàn cầu đang ở mức cao.

Ở thị trường trong nước, giá cà phê giảm cùng xu hướng thị trường thế giới. So với tháng 5, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 700 – 1.200 đồng/kg xuống còn 32.000 – 33.200 đồng/kg. Trong nửa đầu năm nay, giá cà phê trong nước giảm 500 – 800 đồng/kg.

Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA), cà phê năm nay dự báo bị ảnh hưởng từ thời tiết xấu, tác động bởi hiện tượng El nino. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, mùa mưa 2019 đến muộn hơn so với quy luật, một số hồ đập trong vùng lượng nước thấp hơn rất nhiều so với các năm.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong bối cảnh giá cà phê toàn cầu giảm giá, nhiều quốc gia sản xuất cà phê lớn đã thu hẹp diện tích trồng. Theo Cục Xuất nhập khẩu, Trong bối cảnh giá cà phê toàn cầu giảm giá do chịu sức ép dư cung, nhiều quốc gia sản xuất cà phê lớn đã thu hẹp diện tích trồng.

Việt Nam đã xuất khẩu 146.000 tấn cà phê, tương đương 2,44 triệu bao cà phê khối lượng 60 kg trong tháng 5, tăng 2% so với tháng 4, dữ liệu hải quan công bố hôm ngày 11/6 cho thấy. 

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, xuất khẩu cà phê tháng 5 ước đạt 141.000 tấn với giá trị đạt 229 triệu USD, lũy kế xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm 2019 ước 773.000 tấn, tương đương 1,32 tỷ USD, giảm 12,4% về khối lượng và giảm 22,5% về giá trị so với cùng kì năm 2018.

Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2019. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2019 đạt 1.730 USD/tấn, giảm 10,2%. 

Giá cà phê hôm nay 17/7: Giá cà phê nguyên liệu giảm 500 đồng/kg (Ảnh minh họa).

Theo Cục Xuất nhập khẩu, hiện trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên đang tồn một lượng lớn cà phê trong dân và ở các đại lý. Phần lớn người trồng cà phê chọn hình thức "ký gửi" tại đại lý sau khi thu hoạch, đợi khi được giá mới chốt bán.Thị trường giá cà phê trong nước biến động tăng. So với tháng 4, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng 400 – 600 đồng/kg lên 31.100 – 31.800 đồng/kg. Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho biết giá cà phê tăng do các quỹ đầu tư đã giảm bớt lượng bán ra trên sàn cà phê kì hạn.

Giá cà phê liên tục giảm trong thời gian qua khiến nông dân và các đại lý vẫn giữ hàng chờ giá. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết không thuận lợi đã ảnh hưởng đến quá trình canh tác, chi phí cho sản xuất tăng, trong khi giá lại ở mức thấp khiến người dân và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Trong 10 ngày giữa tháng 5, giá cà phê trong nước giảm theo xu hướng giá thế giới. Ngày 20/5, giá cà phê Robusta nhân xô tại thị trường trong nước giảm từ 0,7-2,3% so với ngày 10/5 và giảm từ 2,6-3,8% so với ngày 20/4.

Giá cà phê Robusta nhân xô ở mức thấp nhất là 29.700 đồng/kg tại các huyện Di Linh và Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng; mức cao nhất là 30.400 đồng/kg tại các huyện Cư M'gar tỉnh Đắk Lắk và huyện la Grai tỉnh Gia Lai. Tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta loại R1 giảm 0,6% so với ngày 10/5 và giảm 2,2% so với ngày 20/4, xuống mức 31.700 đồng/kg.

Giá cà phê thế giới

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay 17/7, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đang ở mức.

Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London giao tháng 9/2019 sau khi giảm 4 USD/tấn (mức giảm 2,3 %) đứng ở mức 1.401 USD/tấn.

Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 9/2019 sau khi giảm 4,7 USD/tấn (mức giảm 4,26%) đứng ở mức 105,55 cent/lb.

Nguồn: giacaphe.com.

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu cà phê của nước này tháng 5 đạt 39,7 nghìn tấn, trị giá 12,32 tỷ Yên (tương đương 114,5 triệu USD), tăng 0,3% về lượng, nhưng giảm 5,3% về trị giá so với tháng 5/2018.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cà phê của Nhật Bản đạt 198,8 nghìn tấn, trị giá 61,78 tỷ Yên (tương đương 574,1 triệu USD), tăng 14,7% về lượng và tăng 6,8% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018.

Trong đó, Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu cà phê Robusta và cà phê Arabica, không khử caffein với lượng đạt xấp xỉ 38,7 nghìn tấn, trị giá 11,31 tỷ Yên (tương đương 105,16 triệu USD), giảm 0,3% về lượng và giảm 5,8% về trị giá so với tháng 5/2018.

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cà phê Robusta và Arabica, không khử caffein của Nhật Bản đạt xấp xỉ 194 nghìn tấn, trị giá 56,54 tỷ Yên (tương đương 525,4 triệu USD), tăng 14,4% về lượng và tăng 7,1% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018.

Giá cà phê Robusta toàn cầu tháng 6 giảm so với tháng 5, nhưng có xu hướng phục hồi từ thời điểm cuối tháng 6 nhờ những thông tin hỗ trợ từ những lo ngại về thời tiết lạnh tại Brazil.

Bên cạnh đó, đồng real Brazil tăng giá so với đồng USD đã ngăn sức bán đầu cơ. Ngoài ra, thông tin các ngân hàng Trung ương đang chuẩn bị đưa ra chính sách tiền tệ mới, sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố chưa cắt giảm lãi suất USD kỳ này, cũng góp phần tác động tích cực lên hầu hết các thị trường hàng hóa.

Theo Reuters, với giá cả cà phê bán ra không thể bù đắp chi phí sản xuất, nông dân ở nhiều nơi không có việc để làm, các đồn điền từng là sinh kế của nhiều hộ gia đình giờ bị bỏ hoang. Điều này khiến người nông dân có xu hướng di cư đến Mỹ để tìm kiếm nguồn thu nhập mới.

Giá cà phê quốc tế trong tháng 5 đã chạm mức thấp nhất trong 13 năm, phần lớn do sản lượng tăng mạnh ở Brazil và Việt Nam, mặc dù giá đã có dấu hiệu phục hồi.

rong 8 tháng đầu năm tài chính của Mỹ bắt đầu vào tháng 10/2018, số người di cư bị giam giữ hoặc từ chối nhập cảnh tại biên giới Mỹ - Mexico đã vượt quá con số 570.000, nhiều hơn tổng số của cả năm trước, theo Reuters.

Phần lớn những người di cư đến từ Trung Mỹ. Khu vực này chiếm 10% sản lượng arabica thế giới, một loại cà phê chất lượng cao được sử dụng để pha chế espresso và những sản phẩm đồ uống cao cấp. Việc kinh doanh cà phê chiếm khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội ở Honduras.

Theo Hiệp hội Công nghiệp cà phê Brazil (ABIC), giá cà phê kỳ hạn thế giới sẽ duy trì ở mức thấp trong vài tháng tới, cho đến khi kết quả thu hoạch vụ mùa mới năm nay ở Brazil trở nên rõ ràng hơn.

Theo Hội đồng Xuất khẩu Cà phê Brasil (Cecafé), lũy kế xuất khẩu 9 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại, từ tháng 7/2018 đến tháng 3/2019, đã tăng tới 30,3% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước đó, đạt kết quả cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Trong đó, xuất khẩu cà phê Arabica đạt 25,5 triệu bao, tăng 22,5% và xuất khẩu cà phê Robusta tăng mạnh 752,9% lên 2,503 triệu bao, thông tin từ Bộ NN&PTNT Việt Nam cho biết.

Hiện tại, giá cà phê quá thấp do doanh số bán mạnh từ Brazil, đồng tiền của nước này thấp hơn đáng kể so với đồng USD thúc đẩy doanh số bán ra. Nông dân tại Việt Nam không muốn bán ở mức giá thấp này.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, mặc dù là thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Hàn Quốc, nhưng rất ít người dân nước này biết đến thương hiệu cà phê Việt Nam, hoặc một số ít người tiêu dùng biết đến thương hiệu cà phê hòa tan G7.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc, người dân nước này thường ưu tiên lựa chọn các thương hiệu mà họ biết đến. Do đó, ngành cà phê Việt Nam cần tập trung xây dựng thương hiệu Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh giữa các đối thủ nước ngoài ngày càng gay gắt.

Báo cáo Cam kết Thương nhân (CFTC) mới nhất từ thị trường cà phê ở London cho thấy, tính đến thứ Ba ngày 25/06, bộ phận đầu cơ phi thương mại đã tăng vị thế bán ròng ngắn hạn thêm 3,93% so với tuần thương mại trước đó, lên đăng ký bán ròng ở 29.226 lô, tương đương 4.871.000 bao và có khả năng đã giảm nhẹ trở lại sau giai đoạn thương mại hỗn hợp nhưng tích cực hơn kể từ sau đó.

Theo nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Sao Paulo (Cepea) ở Brasil, giá cà phê robusta trong niên vụ cà phê 2018/2019 đã giảm 20,1% so với niên vụ 2017/2018. Nguyên nhân giảm là do nguồn cung toàn cầu gia tăng, chủ yếu là sự hồi phục sản lượng mạnh mẽ của Brasil sau liên tiếp mấy vụ bị hạn hán trước đó và sản lượng vụ mùa kỷ lục của Việt Nam.

Báo cáo thương mại tháng Năm của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ cà phê 2019/2019 sẽ khoảng 168,05 triệu bao, tăng 1,5% so với niên vụ trước, trong khi tiêu thụ toàn cầu ước tính tăng tăng 2% lên ở mức 164,64 triệu bao. Tuy nhiên, cho dù tăng trưởng tiêu thụ vẫn duy trì ở mức cao nhưng sẽ là niên vụ thứ hai liên tiếp thế giới thặng dư cà phê. Đây là nguyên nhân góp phần làm giá cà phê suy yếu kéo dài.

Hôm nay sẽ là phiên giao dịch cuối cùng cho hợp đồng quyền chọn tháng 7 tại sàn New York, thị trường không kỳ vọng sẽ có những đột biến do phần lớn các nhà đầu tư đã đẩy mạnh việc thanh lý, cân đối vị thế sớm ngay từ những phiên đầu tuần.

Tại Indonesia, giá cà phê loại 4 khiếm khuyết 80 được cung cấp với mức trừ lùi 170 - 200 USD cho hợp đồng tháng 7 trong tuần này, thu hẹp từ mức trừ lùi tối đa 240 USD vào tuần trước, một thương nhân ở tỉnh Lampung, Indonesia cho biết.

Nhu cầu đã chậm lại vì người mua cà phê vẫn đang cân nhắc với mức trừ lùi cao.

Giá cà phê trong tháng 5 ở thị trường thế giới tăng trở lại sau khi liên tục sụt giảm thời gian trước. Yếu tố thời tiết không thuận lợi tại Brazil đã hỗ trợ giá cà phê toàn cầu, theo Cục Xuất nhập khẩu. Các vùng trồng cà phê chính ở phía Đông Nam Brazil có mưa kéo dài, gây cản trở việc thu hoạch vụ mùa đang diễn ra và mối lo chất lượng hạt cà phê giảm cũng tác động đến tâm lý thị trường.

Mặc dù thị trường có nhiều thông tin cho biết vụ mùa đang thu hoạch ở Brasil bị cản trở do mưa nhiều và chất lượng hạt cà phê bị giảm sút vì việc phơi sấy không thuận lợi, nhưng báo cáo mới nhất hôm 11/06 của Safras & Mercado cho biết đã thu hoạch đạt 39% vụ mùa so với chỉ 31% cùng thời điểm năm trước và vượt mức trung bình 35% trong 5 năm qua.

Các nhà quan sát cho rằng áp lực từ nguồn cung Brasil dồi dào và dự báo toàn cầu tiếp tục dư thừa cà phê vẫn còn đè nặng lên các thị trường nên xu hướng giá yếu sẽ vẫn chủ đạo trong tháng 7.

Theo báo cáo của Safras & Mercado, Brazil đã thu hoạch khoảng 16,1% sản lượng vụ mùa mới, trong đó cà phê Conilon Robusta đã thu hoạch khoảng 30% và cà phê Arabica mới thu hoạch khoảng 10%. Bên cạnh đó, đồng Real của Brazil tăng giá so với đồng USD đã làm giảm lợi nhuận nên không khuyến khích nông dân bán ra.

Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), trong tháng 4, xuất khẩu cà phê thế giới đạt mức gần 10,8 triệu bao, tăng 4,6% so với tháng 4/2018. Trong đó, xuất khẩu cà phê arabica của Brazil tăng 17,7% lên 3,14 triệu bao.

Đồng thời, xuất khẩu cà phê arabica của Colombia cũng tăng 2,1% so với tháng 4/2018 lên 1,1 triệu bao. Cùng lúc, xuất khẩu cà phê robusta của nước này tăng 0,5% lên 3,9 triệu bao.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê arabica của một số nước khác giảm 1,6% xuống gần 2,6 triệu bao.

Tính chung 7 tháng đầu niên vụ 2018 - 2019, tổng lượng cà phê xuất khẩu trên toàn thế giới tăng 18,5% so với cùng kì niên vụ 2017 - 2018 lên gần 70,9 triệu bao.

Trong giai đoạn từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019, xuất khẩu cà phê arabica Colombia và Brazil tăng 8% và 18,5% lên lần lượt hơn 9 triệu bao và 24,86 triệu bao.

Theo dự báo thời tiết nông nghiệp từ Reuters, tại các vùng trồng cà phê trong khu vực sản xuất chính ở phía nam bang Minas Gerais (Brazil), lượng mưa trung bình sẽ rơi vào khoảng 15 mm vào đầu tuần này, tương tự ở các khu vực sản xuất mía đường như Piracicaba và Ribeirão Preto - nơi sản xuất đường chính của Sao Paulo.

Tuy nhiên, dự báo lượng mưa sẽ giảm từ ngày 5 - 6/6 và khoảng 10 ngày sau đó thời tiết khô ráo sẽ cho phép các nhà máy sản xuất cà phê tiếp tục hoạt động thu hoạch trong điều kiện thuân lợi.

Celso Oliveira, một chuyên gia thời tiết tại Somar Meteorologia ở Sao Paulo, cho biết nhiều nhà máy đang tạm ngừng thu hoạch, nhưng họ có thể sản xuất bù vào khoảng thời gian đến hết tháng 6.

Giá cà phê trên thị trường thế giới đang rơi về mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua nhưng tại Brazil, nước sản xuất cà phê số một thế giới, các nông dân vẫn không lỗ và đang đẩy mạnh mở rộng diện tích trồng cà phê để gia tăng lợi nhuận.

Năm 2020, Brazil dự kiến sẽ đạt sản lượng cà phê kỷ lục và viễn cảnh này khiến giá cà phê không thể "ngóc dậy", đe dọa đời sống của hàng triệu nông dân cà phê ở các nước khác.

Cơn bùng nổ cà phê của Brazil đang đặt ra những thách thức lớn cho những nông dân trồng cà phê ở mọi quốc gia trên trái đất. Nhiều nông dân cà phê từ Nicaragua ở Mỹ Latin cho đến Tanzania ở châu Phi phải sản xuất sản lượng ít hơn trên mỗi hecta, tốn nhiều chi phí phân bón và nhân công hơn, đặc biệt tỉ giá của đồng nội tệ ở đất nước họ không có lợi thế giống như tỉ giá của đồng real (Brazil).

Theo Cơ quan cung ứng mùa vụ của Chính phủ Brazil (Conab), diện tích trồng cà phê tại Brazil trong năm 2019 giảm 1,1%, xuống 1,842 triệu ha, mức thấp nhất kể từ năm 2007, do giá cà phê toàn cầu ở mức thấp khiến nông dân thu hẹp diện tích.

Conab dự kiến sản lượng cà phê của Brazil đạt 50,9 triệu bao trong năm 2019, giảm 17% so với sản lượng năm 2018. Sản lượng giảm mạnh trong năm 2019 một phần do năm nay là năm sản lượng thấp hơn trong chu kỳ sản lượng 2 năm (một năm sản lượng cao và một năm sản lượng thấp hơn).

Conab ước tính sản lượng cà phê Arabica ở mức 36,9 triệu bao trong năm 2019, giảm 22% so với mức 47,4 triệu bao trong năm 2018. Sản lượng cà phê Robusta ở mức 13,9 triệu bao so với dự đoán trong tháng 1/2019 là 14,3 - 16,3 triệu bao. Năm 2018, Brazil đã sản xuất 14,2 triệu bao cà phê Robusta.

Hiệp hội Cà phê Hạt (GCA) của Mỹ thông báo dự trữ tại các kho cảng đã tăng thêm 235.239 bao, tức tăng 3,85% trong tháng Tư, lên đăng ký tồn kho ở mức 6.345.350 bao vào cuối tháng. Kết hợp với số cà phê đang được vận chuyển quá cảnh bằng container khắp Bắc Mỹ vào khoảng 1,1 triệu bao nữa, thì tổng tồn kho này đảm bảo cho nhu cầu rang xay của Mỹ và Canada khoảng 13 tuần, một con số dự trữ được cho là rất an toàn.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, guồn cung dồi dào vẫn gây áp lực lớn lên thị trường cà phê toàn cầu. Hiện Brazil bắt đầu thu hoạch cà phê Robusta và thu hoạch cà phê Arabica sẽ bắt đầu trong vài tuần tới. Sản lượng cả 2 loại cà phê này của Brazil được dự báo đều ở mức cao.

Theo Bộ Thương mại Brazil, xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 4 đạt 2.684.380 bao, tăng 735.355 bao (tương đương mức tăng 37,7%) so với cùng kỳ năm 2018.

Đây là tháng thứ 7 xuất khẩu cà phê của Brazil tăng mạnh. Đồng real Brazil mất giá so với đồng USD khiến người trồng cà phê Brazil tăng bán, gây áp lực dư cung lên thị trường khiến giá cà phê giảm sâu.

Tại Colombia, cà phê chất lượng cao cũng đang được thu hoạch nhiều. Dự kiến, sản lượng cà phê thu hoạch của Colombia trong tháng 4 tăng 18% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 1,03 triệu bao. Tại Mê-hi-cô, Chính phủ nước này có kế hoạch trồng mới 200.000ha cà phê để tạo thêm 80.000 việc làm ổn định.

Tồn kho cà phê hiện ở mức cao. Tính đến ngày 29/4, tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã tăng 1.090 tấn (tương đương tăng 0,9%) so với tuần thương mại trước, lên 117.680 tấn (1.961.333 bao). Dự báo thị trường cà phê toàn cầu thời gian tới vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm giá do áp lực dư cung.

Bạn đang đọc bài viết Giá cà phê hôm nay 17/7: Giá cà phê nguyên liệu giảm 500 đồng/kg. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

T.Anh

Cùng chuyên mục

Tin mới