Thứ hai, 06/05/2024 19:42 (GMT+7)

Giấy phép môi trường là gì? Thời hạn tối đa của giấy phép môi trường

MTĐT -  Chủ nhật, 20/08/2023 18:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cùng tìm hiểu "Giấy phép môi trường là gì? Các căn cứ để cấp giấy phép môi trường? Thời hạn tối đa của giấy phép môi trường là bao lâu?" qua bài viết dưới đây.

Giấy phép môi trường là gì? Các căn cứ để cấp giấy phép môi trường?

Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020 giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải nhập khẩu, phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy giấy phép môi trường là một văn bản pháp lý được cấp bởi cơ quan quản lý môi trường cho phép một tổ chức doanh nghiệp hoặc dự án thực hiện các hoạt động có tầm ảnh hưởng tới môi trường. Đây là một công cụ quản lý và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh xử lý chất thải khai thác tài nguyên và các hoạt động khác nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.

Giấy phép môi trường thường được yêu cầu trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, xây dựng mở rộng cơ sở hoặc thực hiện các dự án có tác động đến môi trường. Qua việc xin cấp giấy phép môi trường các đơn vị sẽ phải tuân thủ các quy định tiêu chuẩn và điều kiện môi trường được quy định bởi pháp luật để đảm bảo sự bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Giấy phép môi trường có thời hạn và được cấp mới sau khi hết hiệu lực tùy thuộc vào quy định của pháp luật và tình hình cụ thể của hoạt động môi trường.

Tại khoản 4 Điều 42 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định giấy phép môi trường là căn cứ để thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung của công nghiệp và thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của dự án đầu tư cơ sở.

tm-img-alt
Giấy phép môi trường là gì? Thời hạn tối đa của giấy phép môi trường

Các loại dự án phải tiến hành thủ tục cấp giấy phép

Các loại dự án phải tiến hành thủ tục cấp giấy phép môi trường bao gồm:

  • Dự án đầu tư nhóm 1 là dự án có nguy cơ tác động đến môi trường mức độ cao
  • Nhóm 2 là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường
  • Nhóm 3 là dự án có ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, có phát sinh nước thải bụi khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức đều phải có giấy phép môi trường.
  • Cơ sở khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường.

Căn cứ Điều 42 luật bảo vệ môi trường 2020 các căn cứ cấp giấy phép môi trường bao gồm:

- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định

- Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Tóm lại cấp giấy phép môi trường dựa trên các căn cứ theo Luật bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật liên quan. Việc tuân thủ luật bảo vệ môi trường 2020 là căn cứ chính để cấp giấy phép môi trường đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó các quy định, quyết định, nghị định, thông tư và quy chế ở cơ quan quản lý môi trường có thể cung cấp căn cứ để xác định cấp giấy phép môi trường đối với các dự án có tầm ảnh hưởng lớn tới môi trường, yêu cầu thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng làm căn cứ để cấp giấy phép môi trường. Đồng thời các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng là căn cứ để cấp giấy phép môi trường. Các căn cứ trên sẽ được áp dụng tùy theo loại hoạt động, dự án, ngành nghề và điều kiện cụ thể của từng trường hợp.

Thời hạn tối đa của giấy phép môi trường

Căn cứ Điều 40 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định về thời hạn của giấy phép môi trường cụ thể:

  • 7 năm đối với dự án đầu tư nhóm 1
  • 7 năm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh ,dịch vụ, khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày mùng 1 tháng 1 năm 2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm 1
  • 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại hai trường hợp nêu trên. Trong đó thời hạn có giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thuộc dạng theo quy định theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng, khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung cụm công nghiệp.

Theo đó thời hạn tối đa của giấy phép môi trường là 10 năm. Tuy nhiên thời hạn cụ thể của giấy phép môi trường có thể điều chỉnh theo loại hoạt động ngành nghề, điều kiện cụ thể và quy định của cơ quan quản lý môi trường.

Cơ quan quản lý môi trường có thể yêu cầu đánh giá lại giấy phép môi trường sau mỗi thời hạn để xem xét việc gia hạn giấy phép hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép nếu cần thiết. Khi hết thời hạn của giấy phép môi trường doanh nghiệp cần tiến hành gia hạn hoặc xin cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật để đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.

Lâm Hà

Bạn đang đọc bài viết Giấy phép môi trường là gì? Thời hạn tối đa của giấy phép môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Trường hợp nào không được phép tách thửa đất mới nhất
Theo quy định của pháp luật VN, không phải bất kì trường hợp nào cũng được phép tách thửa đất ra những mảnh đất nhỏ. Nên khi muốn tách thửa đất, người dân cần biết một số trường hợp PL quy định về việc hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa
Quy định về Giấy phép tài nguyên nước
Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
Quy định về thăm dò nước dưới đất
Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
UBND xã được quyền từ chối hòa giải tranh chấp đất đai không?
Việc hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 202 quy định “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.”

Tin mới