Thứ bảy, 27/04/2024 16:16 (GMT+7)

Hà Giang có thêm ba di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hạ -  Thứ ba, 14/11/2023 15:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định công bố 3 Di sản văn hóa phi vật thể của Hà Giang được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành các quyết định công bố ba di sản văn hóa phi vật thể của Hà Giang vào trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

3 Di sản văn hóa phi vật thể của Hà Giang là: Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cúng rừng của người Cờ Lao, xã Sính Lủng, huyện Đồng Văn; Nghề thủ công truyền thống làm nón hai mê của người Tày, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình; Nghệ thuật trình diễn Hát quan làng của người Tày, huyện Quang Bình.

tm-img-alt
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ cúng rừng của người Cờ Lao. Ảnh minh hoạ.

Người Cờ Lao có nhiều nét văn hóa phi vật thể rất phong phú, có vốn văn hoá dân gian truyền thống bao gồm truyện kể dân gian, dân ca, dân vũ, nghề thủ công truyền thống khá phong phú. Trong đó có Lễ cúng thần Rừng dân tộc Cờ Lao sinh sống tại thôn Má Chề, xã Sính Lủng, huyện Đồng Văn. Lễ hội cũng là dịp sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian, gắn với đời sống của đồng bào.

tm-img-alt
Nghề thủ công truyền thống làm nón hai mê của người Tày. Ảnh minh hoạ.

Ở xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, dân tộc Tày chiếm 80% số dân trên địa bàn. Trong những năm qua, xã Xuân Giang đã đẩy mạnh công tác khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc và phục vụ cho hoạt động du lịch của địa phương.

Nghề truyền thống đan nón lá hai mê của người dân trên địa bàn xã đang dần trở thành một nghề mang lại thu nhập cho nhiều chị em phụ nữ. Toàn xã hiện có khoảng 60 hộ thường xuyên tham gia thực hiện làm nón. Cứ vào mùa nông nhàn, các chị em thường tổ chức làm những chiếc nón mang đậm truyền thống của dân tộc mình nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển du lịch.

Nhằm khôi phục và phát triển nghề đan nón hai mê truyền thống, thời gian qua, UBND huyện Quang Bình đã tổ chức các lớp bảo tồn và phát triển nghề đan nón lá phục vụ phát triển du lịch. Các lớp bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống xa xưa của dân tộc mình góp phần nâng cao nhận thức, tầm quan trọng trong việc bảo tồn gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Đây cũng là bước đầu trong việc gắn nghề thủ công truyền thống với phát triển du lịch, hướng tới hình thành những mô hình du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề.

tm-img-alt
Nghệ thuật trình diễn Hát quan làng của người Tày. Ảnh minh hoạ.

Trong hôn lễ của người Tày, cùng với nghi lễ và phong tục, còn có một tục lệ khá đậm đà là sinh hoạt ca hát phục vụ các nghi lễ ấy, đó chính là hát quan làng. Diễn ra trong không khí lịch thiệp, tao nhã, ý nghĩa của những bài hát quan làng thể hiện rõ những quan điểm đạo đức, những quy tắc xử thế tốt đẹp trong mối quan hệ gia đình, quan hệ cộng đồng.

Như vậy đến nay Hà Giang có tổng số 30 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Đây là niềm vinh dự, tự hào của cộng đồng các dân tộc Hà Giang, là cơ sở để các cơ quan chức năng và địa phương thực hiện các biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội.

Bạn đang đọc bài viết Hà Giang có thêm ba di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề