Thứ sáu, 26/04/2024 13:36 (GMT+7)

Hà Nội có đến 71% giếng khoan ô nhiễm vượt mức cho phép

MTĐT -  Thứ năm, 22/03/2018 09:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, tình trạng ô nhiễm phốt phát đang có xu hướng tăng theo thời gian.

Tại khu vực Hà Nội, số giếng khoan có hàm lượng ô nhiễm phốt phát cao hơn mức cho phép (0,4 mg/l) hiện chiếm tới 71%.

Viện Chiến lược còn cho biết nước ở một số khu vực như Hà Giang, Tuyên Quang, hàm lượng sắt ở một số nơi cao vượt mức cho phép trên 1mg/l, có nơi trên 15 - 20 mg/l, tập trung chủ yếu quanh các mỏ khai thác sunphua.

Ngoài ra, việc khai thác nước ngầm quá mức ở tầng hologen cũng làm cho hàm lượng asen trong nước dưới đất tăng lên rõ rệt, vượt mức giới hạn cho phép 10mg/l.

Đặc biệt, vùng nhiễm asen phân bố gần như trùng với diện tích phân bố của vùng có hàm lượng amoni cao, tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Viện cũng đưa ra cảnh cáo về tình trạng hồ ở nhiều đô thị đã trở thành nước thải, nước không có sự lưu thông.

Có đến 71% giếng khoan Hà Nội ô nhiễm vượt mức cho phép. Ảnh minh họa: Internet.

Phần lớn các hồ nội thành, nội thị ở các cấp loại đô thị đều bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng ở mức độ khác nhau. Tại các thành phố lớn, lượng nước thải chưa qua xử lý của hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp xả thẳng ra môi trường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước.

Đối với nước ngầm, vấn đề ô nhiễm chủ yếu do tác động của sự phát triển công nghiệp, làng nghề cũng như sử dụng phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.

Theo Viện này, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn đánh giá thiệt hại cho ô nhiễm hay vi phạm gây ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt đối với việc khoanh vùng ảnh hưởng, lượng hoá thiệt hại về mặt sức khoẻ, sinh kế của người dân.

Vì thế, việc quy định bồi thường thiệt hại xảy ra ô nhiễm còn chưa triệt để, thiếu đầy đủ cả về mức độ tài chính và đối tượng được bồi thường.

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn yêu cầu Viện Kiểm nghiệm Quốc gia và TP.HCM triển khai lấy mẫu một số sản phẩm nước uống đóng chai sản xuất tại Việt Nam đang lưu thông trên thị trường để xác định loại nhựa sản xuất vỏ, nắp chai.

Trước thông tin về việc phát hiện hạt nhựa siêu nhỏ trong nước uống đóng chai tại 9 nước, Viện kiểm nghiệm quốc gia và TP HCM sẽ tiến hành kiểm nghiệm các sản phẩm nước uống đóng chai sản xuất tại Việt nam dựa trên các chỉ tiêu an toàn về: kim loại nặng, các chất thôi nhiễm, chất bay hơi với vỏ nắp chai.

P.V (tổng hợp theo TTXVN, ANTV)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội có đến 71% giếng khoan ô nhiễm vượt mức cho phép. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.