Thứ bảy, 27/04/2024 16:24 (GMT+7)

Hà Nội: Khai mạc Lễ hội Cổ Loa xuân Giáp Thìn 2024

Yên Hoà -  Thứ sáu, 16/02/2024 14:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Lễ hội Cổ Loa là một trong những lễ hội từ lâu đời của văn hóa Việt, còn gọi là lễ hội Loa thành bát xã. Đây cũng là lễ hội lớn nhất của vùng đất Đông Anh, được tổ chức tại đền Thượng (đền Cổ Loa) - nơi thờ vua Thục Phán và những người có công.

tm-img-alt
Nghi lễ rước kiệu Vua tại lễ hội Cổ Loa

Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa tạo nên sự cổ kính, ngàn năm văn hiến của Thủ đô Hà Nội, là điểm nhấn cho vị thế, vai trò trung tâm đầu não, phồn thịnh của miền đất Thượng kinh. Những tính chất đặc trưng như: Kinh thành, Quân thành, Thị thành cổ đại, cùng với những giá trị của một quá trình rất lâu dài đấu tranh bảo vệ - bảo tồn bản sắc - bản lĩnh của mình đã tôn lên giá trị của Cổ Loa và Thăng Long - Hà Nội ngàn năm tuổi, là niềm vinh dự, tự hào đối với mỗi người dân Đông Anh và Thủ đô Hà Nội.

Ngày mùng 6 tháng Giêng là ngày vua An Dương Vương tước vị lên ngôi Hoàng Đế, ngài là người có công sáp nhập bộ tộc Âu Việt - Lạc Việt thành lập quốc gia Âu Lạc hùng mạnh, mở mang bờ cõi xuống đồng bằng, miền biển, dựng kinh đô ở Cổ Loa (nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Đây là mảnh đất địa linh nhân kiệt, cuối trung du, đầu đồng bằng, mảnh đất thiên linh có mã quỳ - voi phục - cửu long tranh châu, quy tụ được thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Vua An Dương Vương chính ngôi 50 năm, 18 năm đắp lũy xây thành, 10 năm chống giặc ngoại xâm.

Trên mảnh đất Cổ Loa lịch sử, thắp nén tâm hương, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đông Anh vui mừng kính báo những thành tích đạt được về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh đã đạt được trong năm 2023. Xuân Giáp Thìn 2024 là một mùa xuân đặc biệt, là năm toàn huyện tập trung mọi nguồn lực, đưa Đông Anh phát triển lên một tầm cao mới.

tm-img-alt
Nhân dân bát xã Loa Thành thực hành nghi thức tế, lễ tại lễ hội Cổ Loa năm 2024.

Phát biểu khai mạc lễ hội, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng nhấn mạnh, đứng trước anh linh của Đức vua An Dương Vương, chúng ta thành tâm, đoàn kết một lòng, nguyện cùng nhau xây dựng quê hương Đông Anh ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại của Thủ đô Hà Nội, để tiếp nối nền móng vững bền của Cổ Loa thành. Chúng ta hy vọng trong tương lai không xa, Cổ Loa sẽ trở thành Di sản văn hóa thế giới, là điểm đến của du khách muôn phương. Ông Nguyễn Anh Dũng khẳng định, để khát vọng đó trở thành hiện thực, mỗi người dân địa phương, lớp lớp con cháu của người dân Âu Lạc xưa đang sinh sống trên mảnh đất Cổ Loa nói riêng và huyện Đông Anh nói chung cần có trách nhiệm với lịch sử bằng những hành động thiết thực, có ý nghĩa.

Trong khuôn khổ chương trình lễ hội, các đại biểu, cộng đồng dân cư Bát xã Loa Thành và du khách thập phương đã cùng tham gia thực hiện nghi thức dâng lễ vào đền vua An Dương Vương, tham gia chương trình tế lễ, nghênh rước của Bát xã Loa Thành.

Trong khuôn khổ chương trình lễ hội, các đoàn lễ làng Cổ Loa, làng Mạch Tràng, làng Ngoại Sát, làng Cầu Cả, làng Văn Thượng, làng Sằn Giã, làng Đài Bi, làng Thư Cưu đã cùng thực hiện các nghi thức rước kiệu, dâng lễ…

Bên cạnh đó là hàng loạt hoạt động văn hóa - thể thao tại lễ hội, mừng Đảng - mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024 trong khuôn viên Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, bao gồm: Tổ chức Giải Vật truyền thống năm 2024, tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng - Mừng Xuân 2024 tại sân Đình Ngự Triều Di Quy; biểu diễn bộ môn nghệ thuật trình diễn dân gian tuồng cổ tại sân khấu trung tâm; biểu diễn múa rối nước Đào Thục - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại khu vực ao ngã tư di tích; tổ chức trò chơi đu tiên; giải thi đấu cờ người năm 2024 tại sân vận động trung tâm; hát quan họ thuyền rồng tại khu vực Giếng ngọc, Hồ Đền...

Bên cạnh đó, đại diện lãnh đạo UBND huyện Đông Anh cũng khẳng định, năm Giáp Thìn 2024 là một mùa Xuân đặc biệt, toàn huyện đang tiếp tục tập trung mọi nguồn lực, đưa Đông Anh phát triển lên tầm cao mới, một quận hiện đại và phát triển bền vững. Đây là thời cơ, vận hội lớn nhưng đồng thời cũng là thách thức không nhỏ đối với Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Đông Anh. Để khát vọng đó trở thành hiện thực, mỗi người dân địa phương, lớp lớp con cháu của người dân Âu Lạc xưa đang sinh sống trên mảnh đất Cổ Loa nói riêng, huyện Đông Anh nói chung cần phải có trách nhiệm với lịch sử bằng những hành động thiết thực, ý nghĩa.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Khai mạc Lễ hội Cổ Loa xuân Giáp Thìn 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề