Thứ sáu, 26/04/2024 13:15 (GMT+7)

Hội Nông dân Thanh Hoá tích cực xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới

Thanh Hạ -  Thứ tư, 12/10/2022 10:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với sự hỗ trợ của hội Nông dân Thanh Hoá là động lực quan trọng giúp hội viên có điều kiện cải thiện đời sống, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, xây dựng quê hương, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Trong thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, Hội Nông dân Thanh Hóa không ngừng đổi mới phương thức, nội dung hoạt động, tập hợp nông dân, đoàn kết trong xây dựng, sẻ chia trong gian khó. Truyền thống quý báu đó của nông dân Thanh Hóa được đúc kết từ thực tế xây dựng và phát triển tổ chức Hội.

Cùng với công tác tuyên truyền, vận động, Hội luôn dành sự quan tâm hỗ trợ cho hội viên, mọi hoạt động đều hướng về cơ sở, tạo nên động lực quan trọng để hội viên có điều kiện phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Nhận thức rõ về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đang là nhu cầu bức thiết của nông dân do vậy trách nhiệm của các cấp Hội đóng vai trò quan trọng trong việc phát động phong trào, đến tuyên truyền và vận động nông dân, chỉ đạo xây dựng và nhân diện các mô hình.

tm-img-alt
Nông dân Thanh Hóa hối hả thu hoạch dứa. Ảnh minh hoạ

Ngoài việc tuyên truyền, vận động, các cấp Hội còn tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất. Qua đó, hàng năm có 209.017 hộ đạt danh hiệu SXKDG các cấp.

Đây là những hạt nhân tích cực trong việc giúp đỡ lẫn nhau và đóng góp xây dựng địa phương, xây dựng nông thôn mới.

9 tháng năm 2022, các cấp Hội trong tỉnh đã tương trợ, giúp nhau được 44.923 triệu đồng; lương thực, thực phẩm, hàng hóa, cây, con giống trị giá 2.214 triệu đồng và 23.970 ngày công lao động. Điều ý nghĩa, nhân văn là đã trực tiếp hỗ trợ giúp 1.525 hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn; tham gia rà soát, phân loại hộ nghèo, lên danh sách hơn 4.000 hộ nghèo để giúp đỡ năm 2022.

Để tạo điều kiện cho nông dân có thêm nguồn lực để phát huy vai trò chủ thể, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã đã ký kết 40 chương trình phối hợp với các ban, sở, ngành, doanh nghiệp; xây dựng đề án “Hội Nông dân Thanh Hóa với chương trình đưa doanh nghiệp về với nông nghiệp, nông thôn” giai đoạn 2020-2025.

Các cấp hội trong tỉnh đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nông dân về vốn, kiến thức, chuyển giao khoa học-kỹ thuật, dạy nghề, kết nối tiêu thụ sản phẩm... Tăng cường tín chấp và nhận ủy thác với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh với tổng dư nợ đến tháng 8/2022 đạt 14.041,898 tỷ đồng, cho 180.238 hộ vay.

Xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh đạt 61,685 tỷ đồng, hiện đang cho 2.180 hộ vay ở 620 dự án. Hàng năm phối hợp dạy nghề được cho trên 3.000 nông dân; cung ứng được trên 20.000 tấn phân bón trả chậm; tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật cho trên 300.000 lượt người; hướng dẫn xây dựng được hàng trăm mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và theo hướng công nghệ cao, gắn với xây dựng chuỗi giá trị; hỗ trợ xây dựng 82 sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Hội Nông dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo hướng dẫn các cấp Hội xây dựng được 83 hợp tác xã và 892 tổ hợp tác, thành lập được 182 doanh nghiệp; các tổ hợp tác, hợp tác xã đã và đang hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng, phát triển kinh tế tập thể ở địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của hội viên, nông dân và Nhân dân.

Trong bối cảnh dịch COVID-19, các cấp Hội đã tuyên truyền, vận động, tổ chức cho nông dân thực hiện nhiệm vụ kép, vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Từ phong trào đã có 372.117 hộ đạt danh hiệu gia đình nông dân văn hóa, nông dân thêm tin tưởng vào tổ chức hội, tham gia sinh hoạt hội ngày càng nhiều. Chất lượng sinh hoạt chi, tổ hội từng bước được nâng cao và đều đặn hơn, tại đây nông dân được tham gia bàn bạc và nói lên tâm tư nguyện vọng của chính mình, đóng góp những ý tưởng giúp cho các cấp Đảng ủy xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới sát với thực tế ở mỗi địa phương.

Sự vận dụng sáng tạo giữa tuyên truyền vận động đi đôi với hỗ trợ của tổ chức hội là động lực quan trọng giúp hội viên có điều kiện cải thiện đời sống, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, xây dựng quê hương, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Nông dân trong tỉnh đã đóng góp hàng triệu ngày công, hiến hàng trăm nghìn m2 đất, cùng các loại tài sản khác lên đến hàng nghìn tỷ đồng tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng, sửa chữa hàng nghìn km đường giao thông nông thôn; góp phần cùng toàn tỉnh đến nay đã có 12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 346/465 xã, 902 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới, 56 xã đạt nông thôn mới nâng cao; 09 xã, 214 thôn bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; bình quân toàn tỉnh đạt 17,7 tiêu chí/xã.

Những thành quả đạt được khẳng định vai trò, vị thế, sự cố gắng vượt bậc của các cấp Hội, đưa giai cấp nông dân Thanh Hóa tiến đến một bước xa hơn, vươn tới một tầm cao mới.

Bạn đang đọc bài viết Hội Nông dân Thanh Hoá tích cực xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.