Thứ hai, 29/04/2024 06:58 (GMT+7)

Hội thảo “Hợp tác hướng tới hệ thống lương thực bền vững” giữa Hà Lan và Việt Nam

Ngọc Anh -  Thứ tư, 20/03/2024 09:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 19/3, tại Hà Nội, hội thảo “Hợp tác hướng tới hệ thống lương thực bền vững” giữa Hà Lan và Việt Nam đã diễn ra.

Năm 2024 đánh dấu 10 năm Thỏa thuận Đối tác Chiến lược (SPA) về nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực giữa Việt Nam và Hà Lan. Nhân dịp này, Hà Lan và Việt Nam đã đòng tổ chức sự kiện “Hợp tác hướng tới hệ thống lương thực bền vững” nhằm cung cấp thông tin chi tiết những nỗ lực song phương trong thập kỷ qua trong lĩnh vực này.

Phát biểu khai mạc sự kiện, Ngài Kees van Baar, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam nhận định an ninh lương thực là một vấn đề quan trọng hàng đầu, đặc biệt đối với Việt Nam. Do đó, việc đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu và phát triển hệ thống lương thực bền vững là một trong những trọng tâm được quan tâm hàng đầu trong quan hệ hợp tác Hà Lan và Việt Nam.

tm-img-alt
Các đại biểu tham gia phiên thảo luận

Tiếp lời Đại sứ Kees van Baar, Bộ trưởng Bộ NN&PT-NT Lê Minh Hoan cho biết Việt Nam đang tiến hành quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tính đến các yếu tố mới nảy sinh như tự do hóa thương mại, biến đổi khí hậu, đổi mới sáng tạo đi đôi với kiểm soát thất thoát và lãng phí lương thực. Cùng với đó, Việt Nam cũng tích cực thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó có cam kết tại COP 26, COP28 về “đạt phát thải ròng bằng '0' vào năm 2050”, sáng kiến “Giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu”, “Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất”, “Tuyên bố Emirates về Nông nghiệp bền vững, Hệ thống lương thực thực phẩm có khả năng chống chịu và Hành động khí hậu”.

Trong khi đó, Hà Lan, với quỹ đất ít giống như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, đã áp dụng công nghệ “tăng diện tích đất”, tập trung áp dụng các biện pháp thâm canh cao, nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích, tạo ra năng suất cao gấp nhiều lần so với năng suất bình quân của thế giới. Nhờ vậy, tốc độ phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp Hà Lan cũng được xếp hạng hàng đầu thế giới, đặc biệt là thành tựu tạo giống và nhà kính, với phương thức đầu tư tập trung vốn và chất xám…

Theo đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã đề xuất 5 nội dung hợp tác trọng tâm giữa Việt Nam với Hà Lan và các bên liên quan, bao gồm: Đẩy mạnh chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng "xanh", ít phát thải và bền vững; chú trọng sản xuất nông nghiệp sinh thái/nông nghiệp “thuận thiên”, nông nghiệp “tuần hoàn” và phát triển kinh tế nông thôn;

Đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp, không chỉ phục vụ sản xuất mà phục vụ phát triển kinh tế nông thôn: du lịch nông nghiệp, nông thôn; xem xét, lồng ghép bình đẳng giới; củng cố và tăng cường vai trò của các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lan tỏa phong trào HTX nông nghiệp hiệu quả, thực chất; thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân trong đầu tư và nhân rộng mô hình hợp tác công – tư (PPP) trong nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Xây dựng và cập nhật bảng cân đối thực phẩm quốc gia, làm cơ sở định hướng sản xuất, phân phối; tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức để tạo thói quen ăn uống lành mạnh, cân đối dinh dưỡng, tiêu dùng tiết kiệm; giảm thất thoát và lãng phí lương thực thực phẩm; thúc đẩy tiêu dùng xanh và bền vững;

Thúc đẩy liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong nước và xuyên biên giới. Việt Nam đã phối hợp với Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) để thành lâp Trung tâm đổi mới sáng tạo về Hệ thống lương thực thực phẩm của khu vực Châu Á; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để xây dựng các chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh, bền vững;

Tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin nhằm thúc đẩy thương mại cho an ninh lương thực thông qua cân đối cung- cầu, ổn định và dài hạn. Tăng cường hoạt động phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai; hợp tác xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thiên tai và dịch bệnh. Đẩy mạnh hợp tác Nam-Nam và hợp tác ba Bên.

Phát biểu tại sự kiện, bà Christianne van der Wal, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thiên nhiên và Chất lượng Thực phẩm Hà Lan, đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa Hà Lan và Việt Nam trong 50 năm qua. Đồng thời cho biết Hà Lan mong muốn khởi động nhiều dự án kinh doanh khác nhau giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan, hướng tới một ngành nông nghiệp bền vững và tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

“Từ các hoạt động mua bán bền vững đến giảm sử dụng các hóa chất độc hại, tất cả các sáng kiến này đều thể hiện cam kết chung của chúng ta về một tương lai tốt đẹp hơn. Bởi vì việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông minh không chỉ là tốt cho hành tinh mà còn tốt cho nền kinh tế của chúng ta”, bà Christianne van der Wal nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ hội thảo, Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Christianne van der Wal đã cùng nhau tham gia hoạt động khởi động chiến dịch “Empower Youth4Food”, hướng tới nâng cao nhận thức và thu hút người trẻ tham gia vào hệ thống lương thực bền vững. Tiếp đó, một phiên thảo luận nhóm cũng đã được tổ chức với chủ đề “Tăng cường hiểu biết về cách Việt Nam – Hà Lan hợp tác thúc đẩy hệ thống lương thực bền vững”. Tại phiên thảo luận, các đại biểu đã cùng nhau bàn về sự hợp tác công – tư giữa Việt Nam – Hà Lan trong lĩnh vực này.

Bạn đang đọc bài viết Hội thảo “Hợp tác hướng tới hệ thống lương thực bền vững” giữa Hà Lan và Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Tăng trưởng xanh không thể chạy theo phong trào
Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của thế giới, Việt Nam có thể xem đây là cơ hội, là động lực mới của tăng trưởng kinh tế.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.