Thứ hai, 29/04/2024 01:27 (GMT+7)

Hội thảo “Kiến tạo môi trường sống xanh và thông minh cho con người”

MTĐT -  Thứ tư, 12/10/2022 11:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vừa qua, tại Hà Nội, Viện Kiến trúc Quốc gia phối hợp với Công ty CP Đầu tư và xây dựng VILANDCO tổ chức Hội thảo: “Kiến tạo môi trường sống xanh và thông minh cho con người”.

Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Tuần lễ công trình Xanh Việt Nam 2022 do Bộ Xây dựng phát động.

Tới dự Hội thảo, có đại diện cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Xây dựng), Ban lãnh đạo Viện Kiến trúc Quốc gia, nhà khoa học, hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và các nhà tư vấn thiết kế. Đặc biệt, hội thảo đã thu hút sự tham gia tích cực của các đơn vị trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp công nghệ, vật liệu thông minh như: Công ty Vilandco, Công ty Airtech, Công ty Terraco, FPT Smart Home…

tm-img-alt
Hội thảo là một hoạt động chuyên môn thường niên của Viện Kiến trúc Quốc gia trong những năm qua.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Công Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ KHCN&MT (Bộ Xây dựng) đã đánh giá cao sự tham gia tích cực hưởng ứng Tuần lễ Công trình Xanh năm 2022 do Bộ Xây dựng phát động của Viện Kiến trúc Quốc gia qua hội thảo này. Chủ đề: Kiến tạo môi trường sống xanh và thông minh cho con người là nội dung rất cụ thể và thiết thực.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Công Thịnh đã chia sẻ bức tranh tổng thể trong phát triển công xanh, tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam và thế giới với các tác động, nội hàm, mục tiêu được thể hiện rất cụ thể, đặc biệt là các văn bản pháp quy ở cấp Chính phủ.

Cụ thể, Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 đã sửa khoản 4 Điều 10, trong đó đưa ra nguyên tắc về công trình sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, khẳng định bước tiến rõ nét trong phát triển công trình xanh: “Nhà nước có chính sách khuyến khích nghiên cứu, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đầu tư xây dựng; Hoạt động đầu tư, chứng nhận công trình xây dựng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường; Phát triển đô thị sinh thái, đô thị thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững”.

tm-img-alt
Ông Nguyễn Công Thịnh – Phó Vụ trưởng Vụ KHCN&MT (Bộ Xây dựng) phát biểu

Tuy nhiên, ông Nguyễn Công Thịnh đánh giá, thế giới đã tiến đến công trình phát thải thấp, công trình cân bằng năng lượng và hiện nay là công trình phát thải ròng bằng “0”. Trong khi Việt Nam chưa có công trình phát thải ròng bằng “0” nhưng phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2050 (khoảng 27 năm nữa) đạt phát thải ròng bằng “0” của cả quốc gia. Nếu cả quốc gia đạt phát thải ròng bằng “0” thì mỗi tế bào, mỗi bộ phận của quốc gia phải đạt được phát thải ròng khi Việt Nam mới bắt đầu từ con số “0”Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa có định nghĩa về phát thải ròng bằng “0”. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hệ thống định mức, đơn giá cũng chưa có. Do vậy, việc thực hiện sẽ trở nên khó khăn và cần thiết có sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan…

Phát biểu tại Hội nghị, ông Vũ Đình Thành – Phó Viện trưởng phụ trách Viện Kiến trúc Quốc gia nhấn mạnh, để thúc đẩy và hiện thực hóa phát triển đô thị tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng và hiệu quả ở Việt Nam. Chính phủ cũng như ngành Xây dựng đã có những chủ trương, chính sách lớn thúc đẩy một ngành Xây dựng xanh hơn, có trách nhiệm với môi trường. Đây cũng là trách nhiệm của các Bộ – Ngành, các đơn vị tập thể và cả các cá nhân nỗ lực và có hành động cụ thể để ngày càng hoàn thiện trên lộ trình xây dựng công trình xanh bền vững.

Luật Xây dựng sửa đổi (2020) cũng một lần nữa khẳng định quan điểm khuyến khích phát triển CTX, công trình năng lượng Liên hiệp quốc và củng cố vai trò của Bộ Xây dựng trong công tác này. Thúc đẩy và phát triển công trình xanh đang có rất nhiều triển vọng và đã được thể hiện là một trong những nội dung trọng tâm của Chiến lược phát triển kiến trúc Việt Nam, cũng như chiến lược “xanh hoá” ngành Xây dựng, chuyển đổi thị trường xây dựng theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường.

Tại các quốc gia có sự phát triển mạnh về công trình xanh thì đều có sự quan tâm ủng hộ của Chính phủ và sự phối hợp hiệu quả của tất cả các chủ thể trên thị trường bao gồm: Các cơ quan Nhà nước ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, chính sách; Các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp; Các doanh nghiệp đầu tư và sự đòi hỏi trách nhiệm môi trường của toàn xã hội…

Viện Kiến trúc Quốc gia là một trong những đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng trong những năm qua đã rất tích cực thực hiện nhiều nhiệm vụ liên quan đến việc nghiên cứu, tham vấn chuyên môn về lĩnh vực phát triển Công trình xanh. Viện đã và đang thực hiện các đề tài NCKH như: Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí, hướng dẫn đánh giá, công nhận dự án khu đô thị xanh; Nghiên cứu hoàn thiện công cụ Đánh giá – Công nhận khu đô thị Xanh tại Việt Nam. Hội thảo: Kiến tạo môi trường sống xanh và thông minh cho con người lần này là một hoạt động chuyên môn thường niên của Viện KTQG trong những năm qua.

Trước đó, năm 2021, Viện Kiến trúc Quốc gia và Tạp chí Kiến trúc Việt Nam cũng đã tổ chức Hội thảo khoa học: “Xu hướng phát triển công trình xanh trong kiến trúc Việt Nam” và “Triển lãm Phát triển công trình xanh Việt Nam – 10 năm nhìn lại”. Vừa qua, Viện cũng đã tổ chức thành công Hội thảo: “Kiến tạo các khu đô thị Xanh tại Việt Nam”.

Những nội dung nghiên cứu, chủ đề của các hội thảo là sự đóng góp tiếng nói chuyên môn, thiết thực, tích cực vào công tác quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách, thúc đẩy và phát triển CTX tại Việt Nam.

Cũng tại khuôn khổ hội thảo, các chia sẻ kinh nghiệm tiết kiệm năng lượng cho toàn nhà Giải pháp công nghệ xử lý không khí cho tòa nhà nhằm đảm bảo chất lượng môi trường sống và sức khỏe cho người sử dụng và Thiết kế nội thất hài hòa với xu hướng nhà thông minh đến từ các diễn giả Cty Airtech Thế Long, Cty Terraco Việt Nam, Cty FPT Smarthome.

Trong khuôn khổ chương trình Hội thảo, để đại biểu có sự trải nghiệm thực tế, thăm quan dự án đã được chứng nhận Công trình xanh là Tòa nhà Capital Place (LEED BD+C Gold), số 29 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội và Văn phòng Saint-Gobain (LOTUS Interior Gold) đã giới thiệu về hệ thống đánh giá LEED, LOTUS Small Interior, và cập nhật các giải pháp về vật liệu nhẹ thân thiện với môi trường cho các công trình xanh hiện nay tại Việt Nam./.

Minh Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Hội thảo “Kiến tạo môi trường sống xanh và thông minh cho con người”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.