Thứ bảy, 04/05/2024 18:47 (GMT+7)

Khi điện rác Thiên Ý và Seraphin vào hoạt động, Hà Nội không cần phải chôn lấp rác nữa

Hạnh Vân -  Thứ tư, 27/09/2023 07:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh bày tỏ mong muốn đẩy sớm việc xử lý rác đã chôn lấp, xây dựng một nhà máy xử lý toàn bộ rác đã chôn trong quá khứ và sau này biến thành công viên để người dân hưởng lợi.

Ngày 26/9, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Các cử tri nêu ý kiến về công tác xử lý rác thải tại bãi rác Nam Sơn, Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ghi nhận kiến nghị và cho biết, hiện thành phố Hà Nội đang quan tâm giải quyết. Tuy nhiên, có những việc không thể ngày một ngày hai được.

Theo ông Thanh, hiện cũng đã có một vài nhà đầu tư quan tâm đến việc "móc" toàn bộ rác cũ lên để đốt.

Nhà đầu tư sẵn sàng rồi nhưng mình đang khó vì chưa có định mức, đơn giá móc rác là bao nhiêu, chưa có căn cứ để xây dựng cơ chế đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.

tm-img-alt
Đã nhiều lần, bãi rác Nam Sơn phải ngừng tiếp nhận rác do quá tải.

Thành phố cũng mong muốn đẩy sớm để xây dựng một nhà máy tiêu thụ toàn bộ rác đã chôn trong quá khứ, để xử lý và sau này biến thành công viên công cộng để người dân hưởng lợi.

Ông Thanh cũng cho rằng cần báo cáo lại phương án để đấu thầu vận hành nhà máy. Sau đó TP sẽ tìm một vài vị trí phù hợp ở các quận, huyện còn lại trong quy hoạch xây thêm một nhà máy để phân tán lượng rác, không để tập trung ở Xuân Sơn và Nam Sơn.

Về vấn đề nước rỉ rác ở bãi rác cũ tại Sóc Sơn, chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết TP rất quan tâm, lo lắng và đã có nhiều giải pháp.

Đề nghị huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất thêm phương án như tăng công suất xử lý lên để đảm bảo xử lý nước rỉ rác được tốt.

Đối với câu hỏi của cử tri về cơ chế đầu tư giai đoạn 3 của dự án mở rộng Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn, ông Thanh cho biết, việc này sẽ được Thủ tướng xem xét phê duyệt. Trong đó, thành phố sẽ có ý kiến nhưng tinh thần chung là "đủ công suất rồi thì thôi".

tm-img-alt
Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư Nhà máy điện rác Sóc Sơn để hoàn thành và sớm đi vào hoạt động chính thức trong năm 2023, đồng thời xem xét nâng công suất Nhà máy điện rác Seraphin (Xuân Sơn) để đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2024.

Người đứng đầu chính quyền thành phố cho biết, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành Nhà máy điện rác Thiên Ý ở Sóc Sơn và Nhà máy điện rác Seraphin ở Sơn Tây trong quý I, chậm nhất là quý II/2024. Sau khi hai nhà máy này đi vào vận hành, tổng công suất xử lý rác sẽ đạt 6.500m3/ngày đêm, do đó thành phố không cần phải chôn lấp rác thải nữa.

Bãi rác Nam Sơn được xây dựng từ những năm 1996. Sau nhiều lần mở rộng và chia giai đoạn, đến nay bãi này có diện tích khoảng 120ha. Theo quy hoạch được duyệt, bãi rác Nam Sơn đến năm 2020 có quy mô 157ha, đến năm 2030 là 257ha và đến năm 2050 là 280ha, tại các xã Bắc Sơn, Nam Sơn và Hồng Kỳ (Sóc Sơn). Bãi có nhiệm vụ xử lý rác của 12 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành Hà Nội.

Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội - đơn vị được giao vận hành bãi rác Nam Sơn cho biết, hơn một hai năm nay, khối lượng rác trung bình đưa vào bãi khoảng 5.000 tấn/ngày, tương đương 1.825.000 tấn/năm.

Tuy nhiên, do hoạt động nhiều năm, diện tích mở rộng không đáng kể cùng với công nghệ chôn lấp nên các ô chứa, chôn lấp rác của bãi Nam Sơn đang trong tình trạng quá tải, vượt so với thiết kế khoảng 1,69 triệu tấn./.

Bạn đang đọc bài viết Khi điện rác Thiên Ý và Seraphin vào hoạt động, Hà Nội không cần phải chôn lấp rác nữa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Tin mới

Khu công nghiệp trước sức ép "nâng tầm"
Việc chuyển đổi dần từ khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái không chỉ khắc phục được những hạn chế về môi trường, mà còn gia tăng chuỗi giá trị và thu hút được dòng vốn đầu tư bền vững.