Thứ sáu, 26/04/2024 15:30 (GMT+7)

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả nhà máy hạt nhân cùng nổ?

MTĐT -  Thứ hai, 22/01/2018 14:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trái đất sẽ trở thành một hành tinh hoàn toàn không có sự sống trong 156 năm tiếp theo nếu các nhà máy điện hạt nhân cùng lúc nổ tung.

Sử dụng dữ liệu thu thập được sau thảm họa hạt nhân Chernobyl và Fukushima, các nhà khoa học đã cố tính toán có bao nhiêu nuclit phóng xạ bay vào không khí khi các lò phản ứng hạt nhân tan chảy và hành tinh này không thể cư ngụ trong bao lâu.

Nếu tất cả các nhà máy điện hạt nhân trên Trái đất cùng lúc nổ tung, nó sẽ khiến hành tinh này trở thành một nơi hoàn toàn không thể sinh sống trong 156 năm tiếp theo, do đất và không khí bị nhiễm chất đồng vị phóng xạ cesium 137, các nhà khoa học Anh cho hay.

Theo ước tính hiện tại của Liên Hợp Quốc và Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Quốc tế IAEA, các nhà máy điện hạt nhân chiếm khoảng 11% tổng sản lượng điện.

Ảnh minh họa

Hiện nay, trên Trái đất có khoảng 430 nhà máy điện hạt nhân cố định và gần 200 lò phản ứng nổi đặt trên tàu ngầm, tàu phá băng và các trạm điện nổi. Vào giữa thế kỷ này, theo dự báo của các chuyên viên khí hậu học từ Liên Hợp Quốc, số lò phản ứng sẽ tăng gấp đôi và đạt con số 898.

Chất cesium 137 phát ra các tia gamma có thời gian bán hủy dài (nhiều chục năm vẫn còn trong môi trường) và tác dụng đến nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể. Cesium 137 tấn công và phá hủy các tế bào non trong tủy xương, gây ung thư máu (hay còn gọi là bệnh bạch cầu) và ung thư xương.

Chưa kể, Cesium 137 ở rất lâu trong môi trường và gây đột biến gen qua việc phát ra các tia gamma tấn công vào nhân của các tế bào trên cơ thể người và làm cho cấu tạo của DNA bị hư hại hoặc bị phá hủy, có tác hại với cơ thể trẻ em.

Những người mẹ đang mang thai bị đột biến DNA vì nhiễm Cesium 137 khi sinh con dễ bị dị dạng, quái thai, chậm phát triển trí nhớ… Đặc biệt nguy hiểm là đột biến DNA mang tính chất di truyền và gây hậu quả lâu dài cho thế hệ tương lai.

 T/H

An Nhiên

Bạn đang đọc bài viết Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả nhà máy hạt nhân cùng nổ?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.

Tin mới